Bệnh gout là một dạng viêm khớp mãn tính, gây nhiều đau đớn cho người bệnh do sự tích tụ của acid uric tại các khớp. Khi mắc bệnh gout thì chế độ ăn rất quan trọng bởi nếu có được một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát tốt được mức độ acid uric trong máu từ đó ngăn chặn bệnh tiến triển và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
Protein:
Người mắc bệnh gout phải hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản vì những thực phẩm giàu protein này cũng rất giàu gốc purin làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn bởi protein rất cần thiết cho cơ thể và cho hoạt động sống hàng ngày. Vì vậy người bệnh gout nên ăn vừa đủ mỗi ngày từ 110-170g những thực phẩm giàu protein kể trên.
Ngoài ra, trứng là thực phẩm cung cấp rất nhiều protein nhưng hàm lượng gốc purin trong trứng không cao. Do đó người bệnh gout hoàn toàn có thể lựa chọn trứng làm thực phẩm cung cấp protin cho cơ thể (nên ăn 3-4 quả/tuần).
Các loại rau củ quả:
Các loại rau củ quả có rất ít gốc purin nên người bệnh gout có thể ăn thoải mái mà không phải lo ngại gì. Hơn nữa, chất xơ có nhiều trong rau củ quả còn giúp làm chậm quá trình hấp thụ đạm có nhiều nhân purin từ đó giảm sự hình thành acid uric. Ngoài ra một số loại rau củ quả còn có tính kiềm giúp tăng khả năng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Tiêu biểu như: rau cần, cải bẹ xanh, dưa chuột, bí xanh, lê, táo, nho,…
Sữa ít béo và các thực phẩm từ sữa ít béo:
Sữa ít béo giúp tăng cường thải acid uric ra ngoài cơ thể. Nhiều nghiên cứu mới đây còn chứng minh rằng: uống sữa có khả năng phòng ngừa bệnh gout. Mỗi ngày uống từ 1-5 cốc sữa (sữa ít béo, ít đường) thì nguy cơ mắc bệnh gout giảm tới 43%. Ngoài ra các thực phẩm được làm từ sữa ít béo như sữa chua, phô mai,… cũng có tác dụng tương tự.
Uống nhiều nước mỗi ngày:
Người bệnh gout nên uống nhiều nước, chất lỏng. Đầy đủ nước trong cơ thể giúp làm loãng nồng độ acid uric trong máu và tăng cường đào thải chúng ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Theo đó người bệnh nên uống đủ từ 3-4 lít nước mỗi ngày.
Cà phê:
Uống cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout ở cả phụ nữ lẫn đàn ông. Một nghiên cứu được thực hiện trên 45.869 đàn ông trên 40 tuổi không có tiền sử bị gout, cho thấy người uống 4 tách cà phê mỗi ngày giảm 40% nguy cơ mắc bệnh so với người không uống. Nghiên cứu khác được tiến hành trên 14.000 đàn ông và phụ nữ từ 20 tuổi trở lên, đưa ra kết luận: uống cà phê thường xuyên sẽ làm giảm lượng acid uric trong máu.
Nước đun dây gắm:
Dùng dây gắm và cao gắm là kinh nghiệm chữa bệnh gout của người Tày ở Yên Bái. Mới đây với nhiều nghiên cứu, y học hiện đại đã chứng minh rằng:
- Dây gắm hoạt huyết, tiêu viêm, sát trùng giúp giảm các triệu chứng đau nhức do gout.
- Nước đun dây gắm (hoặc nước pha cao gắm) có tính kiềm, giúp hoạt huyết, lợi tiểu. Từ đó tăng khả năng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể, phòng ngừa và điều trị bệnh gout hiệu quả.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét