Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Bệnh gút tái phát nhiều lần: Làm thế nào?

Qua nhiều cơn gút cấp, người bệnh hoàn toàn có thể xác nhận họ đã vượt qua giai đoạn “chớm” gút và đã phát bệnh. Bệnh gút tái phát nhiều lần không chỉ khiến người bệnh gặp các cơn đau khớp dữ dội, nó còn là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang đi trên con đường tàn phế nếu không được điều trị một cách hiệu quả.

Đa số bệnh nhân bị gút lần đầu sẽ không chịu được cơn đau đớn dữ dội do gút cấp và phải nhập viện ngay trong đêm (cơn gút cấp đầu tiên thường xuất hiện vào ban đêm). Người bệnh sẽ được điều trị và trở về nhà khi cơn gút cấp không còn. Tuy nhiên, sau khi điều trị, rất nhiều bệnh nhân không tuân thủ điều trị hoặc ăn uống quá nhiều thịt, hải sản… những thực phẩm giàu purin khiến bệnh gút tái phát nhiều lần.

 Bệnh gút tái phát nhiều lần: Làm thế nào?
Bệnh gút tái phát nhiều lần có thể khiến bệnh nhân tàn phế


Nghiên cứu cho thấy nếu bạn bị mắc gút lần đầu tiên, trong vòng 1 năm sau đó, có nguy cơ mắc gút cấp lần thứ hai là 62%. Giáo sư Herbert Baraf – chuyên gia thấp khớp, Đại học George Washington, Mỹ cho biết: “Theo thời gian, các cơn gút cấp tái phát nhiều lần khiến xương và sụn khớp bị tổn hại vĩnh viễn, gây tàn phế cho bệnh nhân”.

Bệnh gút xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu vì một nguyên nhân nào đó mà tăng cao bất thường, dẫn đến lắng đọng và hình thành các tinh thể urat sắc nhọn trong khớp gây đau đớn dữ dội. “Đa số các cơn gút cấp đều có thể điều trị tốt và ngăn chặn được gút hiệu quả nhưng vấn đề lớn nhất là bệnh nhân không tuân thủ điều trị của bác sỹ, dẫn đến bệnh gút có cơ hội tái phát nhiều lần”, PGS. Lianne Gensler - Đại học California, San Francisco, Mỹ cho biết.

Nếu bạn bị bệnh gút tái phát nhiều lần, đừng do dự mà hãy đến gặp bác sỹ ngay. Bạn cũng đừng ngại ngùng chuyện mình lỡ bỏ dở thuốc điều trị hoặc lỡ ăn uống không theo chỉ dẫn của bác sỹ bởi việc điều trị bệnh mới là điều quan trọng nhất. Thông tin từ WebMD – mạng lưới thông tin của hơn 100 chuyên gia sức khỏe đầu ngành của Mỹ sẽ giúp bạn có thêm thông tin về phòng gút tái phát.

- Hỏi bác sỹ điều trị về những loại thuốc có thể bạn đang dùng như thuốc hạ huyết áp, thuốc hóa trị ung thư, niacin (thuốc bổ sung vitamin B) và aspirin. Những loại thuốc này làm tăng nồng độ axit uric trong máu cần được thay thế bằng các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sỹ.

- Uống nhiều nước hơn để hạn chế trạng thái kết tinh của axit uric.

- Tránh uống rượu bia. Một ly rượu vang đỏ mỗi ngày có thể giúp hạn chế gút cấp.

- Hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng (lòng, gan, tim, phổi, lá nách, cật…) cá mòi, cá cơm… là các loại thực phẩm chứa nhiều purin.

- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì.

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường.

- Sử dụng các loại thảo dược giúp kiểm soát lượng axit uric trong máu như: Cây Yucca, hạt cần tây, hạt kế sữa, quả anh đào đen, củ nghệ, lá atiso…

Kiểm soát bệnh gút mãn tính


Chuyên gia thấp khớp, Giáo sư Tuhina Neogi – Đại học Y khoa Boston, Mỹ cho biết: “Sau lần bị bệnh gút đầu tiên, người bệnh thường được chờ cho đến khi cơn gút cấp lần thứ hai đến mới bắt đầu kê thuốc giảm axit uric máu với liều lượng thích hợp”.Với những bệnh nhân có biến chứng (khối u, hạt tophi), việc điều trị sẽ được tiến hành ngay. Kiểm soát cơn gút cấp thực tế là kiểm soát nồng độ axit uric trong máu, cũng tương tự như kiểm soát đường huyết trong bệnh đái tháo đường, kiểm soát cholesterol máu trong rối loạn mỡ máu.

Trong quá trình điều trị khoảng 2 tuần sử dụng thuốc hạ axit uric máu, người bệnh sẽ bị thêm một lần gút cấp. Do đó, các bác sỹ thường kê thêm thuốc chống viêm đi kèm. Thuốc chống viêm thường được khuyến cáo sử dụng trong vòng 06 tháng cho đến khi các tinh thể axit uric được loại bỏ hoàn toàn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bệnh gút và biến chứng hạt tophi

Bệnh gút không chỉ gây đau đớn, những hình ảnh của biến chứng bệnh gút có thể khiến cho bất kỳ ai, không chỉ là bệnh nhân gút, cảm thấy sợ hãi. Bệnh gút có thể điều trị được nếu người bệnh phát hiện sớm và tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị phát hiện muộn, hoặc điều trị không đúng cách, các biến chứng do bệnh gút có thể xuất hiện.

Biến chứng bệnh gút có thể bao gồm các cục u nhỏ hình thành dưới da (hạt tophi), cũng có thể gây tổn thương, biến dạng khớp xương khiến người bệnh bị tàn phế, tinh thể axit uric hình thành trong thận khiến người bệnh mắc sỏi thận. Dưới đây là thông tin về biến chứng phổ biến nhất của bệnh gút: Hạt tophi.

Bệnh gút và biến chứng hạt tophi
Hạt tophi thường xuất hiện ở các phần mềm quanh khớp xương

Tại sao hạt tophi quan trọng với bệnh nhân gút?


Hạt tophi xuất hiện là một trong những tiêu chí cho thấy người bệnh đã bắt đầu bước vào giai đoạn cuối của bệnh gút. Bệnh nhân gút thường quan tâm nhiều hơn đến sự đau đớn do các cơn gút cấp gây ra mà ít khi nghĩ đến những hạt tophi nhỏ đang bắt đầu hình thành.

Hạt tophi thường lớn dần và phát triển gần nhau tạo thành từng cụm khối u lớn. Các khối u này không gây đau đớn cho đến khi nó vỡ ra, chảy dịch axit uric gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Hạt tophi còn phá hủy các khớp xương, làm tổn hại các cơ quan khác. Hạt tophi có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Nếu xuất hiện ở trong tim, tophi có thể khiến cho người bệnh tử vong.

Sự hình thành hạt tophi


Đa số bệnh nhân gút đều biết bệnh của họ do một chất thải dư thừa trong máu có tên là axit uric. Nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn tới sự hình thành các tinh thể nhỏ, hình mũi kim sắc nhọn trong và xung quanh các khớp, gây viêm, sưng, đau đớn.

Hạt tophi cũng được cấu tạo từ các tinh thể axit uric, là các cục u dưới da có màu trắng hoặc màu vàng nhỏ. Tophi thường không gây đau nhưng ở những vùng da như ngón tay, ngón chân khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động và sinh hoạt. Hạt tophi có thể gây viêm tại chỗ nó “chiếm đóng” và chảy mủ.

Các vị trí dễ hình thành hạt tophi là:

- Ngón chân, gót chân

- Đầu gối

- Ngón tay, khuỷu tay, cẳng tay

- Đôi tai

Hạt tophi thường xuất hiện khoảng vài năm cho đến hàng chục năm sau khi bệnh nhân bị cơn gút cấp đầu tiên, tùy thuộc vào người bệnh được điều trị có hiệu quả hay không, hoặc không được điều trị. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh gút đã ở giai đoạn nặng, người bệnh cần được điều trị tích cực ngay để giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Nếu người bệnh có hạt tophi quá lớn hoặc gây đau đớn thì phẫu thuật cắt bỏ là một điều trị cần thiết.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh gút mạn tính

Bệnh gút mạn tính là giai đoạn cuối của bệnh gút với nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất hiện hạt tophi, suy thận, sỏi thận, nhiễm trùng… cho dù người bệnh tuân thủ điều trị, những loại thuốc điều trị bệnh gút luôn luôn có những tác dụng phụ đáng kể.

Người ta nói cơn gút cấp đầu tiên hoặc tình trạng giả gút là “phát súng cảnh báo” đầu tiên với mọi bệnh nhân gút. Nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách (không có sự chỉ định của bác sỹ, tự ý bỏ điều trị), người bệnh có nguy cơ cao bị bệnh gút mạn tính sau nhiều lần bị gút cấp.

Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh gút mạn tính
Bệnh gút thường gặp ở nam giới hơn là nữ giới

Hạt tophi là một biến chứng của bệnh gút, cũng là dấu hiệu cho thấy người bệnh đã ở giai đoạn cuối của căn bệnh này. Hạt tophi có cấu trúc là tinh thể axit uric xuất hiện bên ngoài khớp, trong các phần thịt mềm dưới da, nổi lên thành các khối u lớn dần theo thời gian.

Các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân gút chủ yếu là thuốc giảm nồng độ axit uric trong máu như Allopurinol, thuốc điều trị sưng viêm do gút như Colchicin, Diclofenac. Đây đều là những loại thuốc điều trị bệnh gút được sử dụng phổ biến nhất.

Tác dụng phụ của Allopurinol


Allopurinol là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ, chủ yếu là tác động lên đường tiêu hóa khiến bệnh nhân bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc buồn ngủ. Người bệnh được điều trị với liều lượng thấp và chia nhỏ thành nhiều liều trong ngày để làm giảm tác dụng phụ của thuốc.

Đây là loại thuốc có công dụng tốt với bệnh nhân mắc gút nên được sử dụng rất phổ biến mặc dù có nhiều tác dụng phụ. Trong một số trường hợp hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, người bệnh cần đến gặp bác sỹ ngay:

- Tê ngứa tay chân

- Dễ bị bầm tím, chảy máu trong

- Có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đau họng dai dẳng

- Mệt mỏi bất thường, đau mỏi nhiều vị trí trên cơ thể

- Đi tiểu ra máu

- Vàng mắt/ vàng da

- Nước tiểu sẫm màu

- Giảm cân bất thường

- Đau mắt, suy giảm thị lực

- Đau bụng dữ dội, đau dạ dày nặng

Tác dụng phụ của Colchicin


Bệnh nhân sử dụng Colchicin trong điều trị bệnh gút có thể mắc các tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, chuột rút, đau bụng và nôn mửa. Nếu bất cứ phản ứng tác dụng phụ nào kéo dài hoặc xấu đi, bạn nên đến gặp bác sỹ ngay. Colchicin còn khiến nam giới bị giảm tinh trùng, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới trẻ tuổi.

Tác dụng phụ của Diclofenac


Các tác dụng phụ thường gặp của Diclofenac là: Đau bụng, buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, trào ngược axit dạ dày, nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt. Bệnh nhân dùng Diclofenac có nguy cơ làm tăng huyết áp, do đó, những bệnh nhân bị tăng huyết áp không nên dùng loại thuốc này. Diclofenac còn có thể khiến dạ dày chảy máu sau điều trị.

Trong trường hợp người bệnh dị ứng nặng với các loại thuốc điều trị gút (tình trạng này hiếm gặp), người bệnh có nguy cơ tử vong. Trong bất kỳ trường hợp nào mà bạn phát hiện các tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc do bác sỹ kê, hãy hỏi ngay bác sỹ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Chế độ ăn uống sai lầm dẫn đến bệnh gout

Bệnh gout là bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở các quý ông thành đạt , quý ông thích la cà ở bàn nhậu và ít về nhà ăn cơm. Vậy nên một chế độ dinh dưỡng không phù hợp đã khiến bệnh nhân gút ngày càng gia tăng.

Bệnh gout là bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở các quý ông thành đạt, quý ông thích la cà ở bàn nhậu và ít về nhà ăn cơm. Vậy nên một chế độ dinh dưỡng không phù hợp đã khiến bệnh nhân gút ngày càng gia tăng.

Bệnh gút đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin ở người, làm tăng tổng hợp acid uric và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài, gây tăng acid uric trong máu.

Người bị bệnh gút có biểu hiện đầu tiên là đau ở ngón (ngón cái), xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai. Khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được.

Chế độ ăn uống sai lầm dẫn đến bệnh gout
Chế độ ăn uống sai lầm dẫn đến bệnh gout

Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh.

Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dà gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ...

Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric , vậy nên những người ăn nhiều thức ăn giàu purin sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gút, làm nhanh tái phát các cơn gút, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành gút mạn tính.

Những bệnh nhân bị béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu dễ bị gút và ngược lại bệnh nhân gút rất dễ bị mắc 4 bệnh trên.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mắc bệnh gút là do chế độ ăn uống sai lầm: uống quá nhiều rượu bia góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn gút cấp, gây sỏi thận.

Ăn nhiều phủ tạng động vật, thực phẩm có chứa nhiều protit, các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, giá, dọc mùng… Những thực phẩm này sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày.

Người bị bệnh gút cũng phải dùng thuốc điều trị vì chế độ ăn uống không thể thay thế được thuốc điều trị.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống lại trở nên quan trọng và cần thiết khi người bệnh bị dị ứng với thuốc điều trị. Và một chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện rất nhiều trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh.

Những thực phẩm người bệnh cần dùng là: ăn các thực phẩm rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho, các loại ngũ cốc… Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá sakê.

Ngoài ra, bệnh nhân gút cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học. Tránh làm những việc nặng, gắng sức; tránh bị lạnh đột ngột; tránh bị stress.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Chẩn đoán bệnh gout

Bệnh gút, dân gian còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào

Chẩn đoán bệnh gout
Chẩn đoán bệnh gout

Bệnh gút, dân gian còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng tại các mô, khớp, thận, gây nên các triệu chứng của bệnh gút trên lâm sàng.

Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là ở những người béo, ưa uống rượu, ăn chế độ nhiều đạm.

Thường nghĩ tới bệnh này khi người bệnh đột ngột thấy đau nhức khớp, thường gặp ở các khớp bàn cổ chân, ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái. Đau nhức dữ dội thường xảy ra vào ban đêm làm bệnh nhân mất ngủ. Các khớp thường có biểu hiện sưng, sờ vào vùng da nóng, đặc biệt vùng da tổn thương hồng đỏ biểu hiện tình trạng viêm. Bệnh nhân có thể có sốt. Các yếu tố trên dễ làm bệnh nhân và ngay cả một số thầy thuốc lầm tưởng sang bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn nên điều trị sai, thường là dùng kháng sinh. Tuy nhiên khác với viêm khớp nhiễm khuẩn cũng như các bệnh khớp viêm khác, cơn gút cấp như trên có thể tự hết trong vòng vài ngày (thường tối đa 7 ngày) và hay nhạy cảm với colchicin: bệnh nhân sẽ giảm các triệu chứng đau trong vòng 24-48 giờ sau khi dùng thuốc này. Vì vậy điều trị thử bằng thuốc colchicin trong các trường hợp nghi ngờ được coi là một biện pháp để chẩn đoán bệnh gút

Về các xét nghiệm chẩn đoán bệnh gút, hiện đang tồn tại một quan niệm sai lầm ở một số người là cứ tăng acid uric trong máu thì bị gút. Thực ra nồng độ acid uric máu có thể tăng trong một số bệnh như suy thận, bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu kéo dài, ung thư... Thậm chí sau một bữa ăn uống nhiều rượu thịt, hôm sau làm xét nghiệm acid uric có thể tăng. Những trường hợp tăng acid uric như vậy mà không có biểu hiện đau khớp chỉ được gọi là tình trạng tăng acid uric máu chứ không phải bệnh gút. Ngược lại cũng có những bệnh nhân gút điển hình mà không tăng acid uric máu. Do vậy lưu ý chẩn đoán bệnh gút dựa chủ yếu vào khám, hỏi bệnh và điều trị thử bằng colchicin khi cần thiết

Ban đầu bệnh gút cấp như trên xảy ra ở một vài khớp riêng lẻ, từng đợt lặp đi lặp lại. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng thì sau vài năm bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính. Lúc này các biểu hiện lâm sàng, sinh hóa, Xquang là biểu hiện của sự tích lũy tinh thể urat. Tại khớp gây viêm nhiều khớp mạn tính kèm hủy xương gây biến dạng khớp, có thể cả ở các khớp khác như ở bàn tay, khuỷu tay. Tại thận: gây bệnh thận do gút, tạo sỏi thận (sỏi urat không cản quang). Tại mô liên kết tạo thành hạt tophi nổi ở dưới da. Hạt tophi có đặc điểm mềm hoặc chắc, không đau, trên phủ một lớp da mỏng, có thể nhìn thấy màu trắng nhạt, vị trí thường gặp ở vành tai, mỏm khuỷu, cạnh khớp tổn thương... Hạt này có thể bị vỡ chảy rò ra chất nhão màu trắng như phấn, đem xét nghiệm chính là tinh thể urat. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán bệnh gút mạn tính.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout


Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout: (theo Bennett- Wood . 1968. Mỹ)
  • Hoặc tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp hay trong các u cục (Tophi).
  • Hoặc tối thiểu có từ 2 tiêu chuẩn sau đây trở lên:
  • Trong tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất ban đầu đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng hai tuần.
  • Trong tiền sử hoặc hiện tại khớp bàn ngón chân cái với tính chất như mô tả trên.
  • Tìm thấy u cục ( Tophi ).
  • Tác dụng điều trị kết quả nhanh chóng ( trong vòng 48 giờ ) của colchicine trong tiền sử hoặc hiện tại.
  • Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn (a) hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn (b)

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp do gout cấp (Wallace, Robinson năm 1997):
  • Có các tinh thể urat trong dịch khớp.
  • Trong hạt tophi có chứa tinh thể urat phát hiện bằng phản ứng hóa học, hoặc soi bằng kính hiển vi phân cực.
  • Có 6 trong số 12 dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm hoặc xquang sau:
  • Có trên 1 đợt viêm khớp cấp tính.
  • Viêm đạt đến mức tối đa trong vòng một ngày.
  • Viêm 1 khớp.
  • Khớp đỏ.
  • Đau hoặc sưng đốt bàn –ngón một bàn chân.
  • Tổn thương viêm ở đốt bàn-ngón chân một bên.
  • Tổn thương viêm khớp cổ bàn chân một bên.
  • Có hạt tophi.
  • Tăng acid uric.
  • Sưng khớp không đối xứng ( chụp xquang ).
  • Có những kén dưới vỏ xương, không có khuyết xương (Xquang).
  • Nuôi cấy vi khuẩn dịch khớp có kết quả âm tính trong đợt viêm khớp.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Cải bẹ xanh chữa bệnh gout

Từ xưa đến nay cải bẹ xanh là loại rau rất phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Thế nhưng không mấy ai biết được những tác dụng chữa bệnh thần kỳ từ loại rau này.

Cải bẹ xanh chữa bệnh gout
Cải bẹ xanh chữa bệnh gout

Cải bẹ xanh có vị cay, đăng đắng (thường được gọi là cải đắng), lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối. Cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách.

Theo Đông y cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí... Trong cải bẹ xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin...
Cải bẹ xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật. Dưới đây là một số công dụng từ lá cải bẹ xanh:

Với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, giàu chất chống oxy hóa và axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn. Vì vậy mỗi ngày dùng từ 200 - 300 gr rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn sẽ giữ được sự tươi trẻ. Ngoài ra, cải bẹ xanh còn dùng để chữa "phạm phòng" cho quý ông.

Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản.

Nam giới ở độ tuổi trưởng thành dễ mắc phải bệnh gout, tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh này càng nhiều hơn (trên 65 tuổi). Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh.

Các bà nội trợ có thể lưu ý cách chế biến sau: dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Nguyên nhân của các chứng đau khớp

Theo y học hiện đại, có thể do các bệnh sau gây nên:

Viêm khớp dạng thấp: Thường không biểu hiện đầy đủ các triệu chứng điển hình như người trẻ, chỉ hay gặp cứng khớp vào buổi sáng, đau di chuyển các khớp, nữ bị nhiều hơn nam.

Nguyên nhân của các chứng đau khớp
Nguyên nhân của các chứng đau khớp

Gout: Bệnh ngày càng gặp nhiều ở người cao tuổi. Biểu hiện là sưng - nóng - đỏ khớp, nhất là ở mắt cá chân và ngón chân cái. Bệnh sinh ra do sự ứ đọng acid uric trong cơ thể, lắng đọng vào khớp gây nên. Bình thường, chất đạm động vật sau khi ăn vào sẽ được chuyển hóa thành nhiều sản phẩm khác, trong đó có acid uric, rồi thải ra ngoài qua thận. Khi thận bị suy yếu hoặc lượng đạm ăn vào quá nhiều làm thận không đào thải kịp, acid uric ứ lại trong cơ thể và gây ra benh gout.

Thoái hóa khớp: Thường do các vi chấn thương tích lũy suốt thời gian dài, cho đến tuổi già mới biểu hiện ra. Nguyên nhân gây các vi chấn thương này có thể do lao động, thói quen sinh hoạt, thể thao. Các khớp thường bị thoái hóa là khớp gối, cột sống thắt lưng. Biểu hiện thường đau khi vận động, lúc nghỉ thì đau giảm đi.

Loãng xương: Thường gây đau âm ỉ, đau mỏi nhiều ở vùng thắt lưng. Loãng xương nặng có thể gây lún xẹp đốt sống, gãy xương...
Một số triệu chứng khác như cảm giác nặng nề, mệt mỏi, đau mơ hồ, thường do các nguyên nhân khác ngoài khớp gây ra như: suy van tĩnh mạch sâu, trầm cảm, suy dinh dưỡng ở người cao tuổi...

Theo y học cổ truyền, đau khớp thường do các nguyên nhân sau:

Do can thận hư: Can chủ cân, thận chủ cốt; Người cao tuổi can thận hư tổn nên gân cốt cũng suy yếu làm đau lưng mỏi gối. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất để phân biệt đau khớp ở người trẻ với người cao tuổi.

Khí huyết hư: Người cao tuổi tỳ suy yếu, ăn uống kém nên khí huyết suy hư. Khí huyết hư nên người hay mệt mỏi, chậm chạp.

Do phong hàn thấp: Cơ thể suy nhược nên các khí phong hàn thấp dễ xâm nhập vào kinh mạch gây bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội