Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Chế độ ăn uống sai lầm dẫn đến bệnh gout

Bệnh gout là bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở các quý ông thành đạt , quý ông thích la cà ở bàn nhậu và ít về nhà ăn cơm. Vậy nên một chế độ dinh dưỡng không phù hợp đã khiến bệnh nhân gút ngày càng gia tăng.

Bệnh gout là bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở các quý ông thành đạt, quý ông thích la cà ở bàn nhậu và ít về nhà ăn cơm. Vậy nên một chế độ dinh dưỡng không phù hợp đã khiến bệnh nhân gút ngày càng gia tăng.

Bệnh gút đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin ở người, làm tăng tổng hợp acid uric và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài, gây tăng acid uric trong máu.

Người bị bệnh gút có biểu hiện đầu tiên là đau ở ngón (ngón cái), xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai. Khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được.

Chế độ ăn uống sai lầm dẫn đến bệnh gout
Chế độ ăn uống sai lầm dẫn đến bệnh gout

Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh.

Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dà gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ...

Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric , vậy nên những người ăn nhiều thức ăn giàu purin sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gút, làm nhanh tái phát các cơn gút, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành gút mạn tính.

Những bệnh nhân bị béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu dễ bị gút và ngược lại bệnh nhân gút rất dễ bị mắc 4 bệnh trên.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mắc bệnh gút là do chế độ ăn uống sai lầm: uống quá nhiều rượu bia góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn gút cấp, gây sỏi thận.

Ăn nhiều phủ tạng động vật, thực phẩm có chứa nhiều protit, các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, giá, dọc mùng… Những thực phẩm này sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày.

Người bị bệnh gút cũng phải dùng thuốc điều trị vì chế độ ăn uống không thể thay thế được thuốc điều trị.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống lại trở nên quan trọng và cần thiết khi người bệnh bị dị ứng với thuốc điều trị. Và một chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện rất nhiều trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh.

Những thực phẩm người bệnh cần dùng là: ăn các thực phẩm rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho, các loại ngũ cốc… Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá sakê.

Ngoài ra, bệnh nhân gút cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học. Tránh làm những việc nặng, gắng sức; tránh bị lạnh đột ngột; tránh bị stress.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét