Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Lá vối giúp hỗ trợ điều trị bệnh Gout

Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy lá và nụ vối có tác dụng tốt trong hạ đường huyết, hạ mỡ trong máu. Tác dụng của lá và nụ vối giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Đối với bênh nhân gout do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau.
Lá vối giúp hỗ trợ điều trị bệnh Gout
Lá vối giúp hỗ trợ điều trị bệnh Gout

Cây vối người ta dùng được lá, nụ, vỏ thân. Vỏ thân trong Đông y gọi là Hậu phác.

Thành phần hóa học chính: Lá chứa tanin, flavonoid, Alcaloid, tinh dầu. Các bộ phận khác chứa sterol, chất béo…

Tính vị: Vị đắng, chát, tính mát, ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ.

Công dụng, cách dùng:

– Lá, nụ hoa pha trà để uống.
– Lá, vỏ thân, hoa làm thuốc chống đầy bụng, khó tiêu.
– Nước sắc đậm đặc của lá dùng để sát trùng, rửa mụn nhọt, lở loét.

Do vậy, nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, dùng lá và nụ vối sẽ hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân gout nhưng không chữa hoàn toàn vì gout do nhiều nguyên nhân. Người bệnh cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Lá vối ủ uống thơm ngon hơn nhưng để làm thuốc nên dùng lá tươi hoặc lá phơi khô là được. Dùng nước vối sau bữa ăn, có thể thay nước uống hàng ngày mà không lo có tác dụng phụ. Tuy nhiên, những người quá gầy, sức khỏe suy nhược thì không nên dùng lá và nụ vối.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thảo dược chữa bệnh gout

Chiết xuất Yucca Stalk: Chứa saponin, được dùng như là thuốc giảm đau tự nhiên và là tiền chất của Cortisone, làm giảm sưng tấy ở các mô mềm sưng liên quan vi bệnh gút.

Hạt cây kế: đây là chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng sức khỏe các tế bào gan và thận bằng cách kích thích tổng hợp protein trong các tế bào này.


Thảo dược chữa bệnh gout
Thảo dược chữa bệnh gout

Tinh chất nghệ (Curcumin):Tinh chất nghệ có chức năng chống viêm mạnh hơn Cortisone, do đó giúp giảm viêm và giảm đau một cách an toàn khi bị 

Bromelain: Được tách chiết từ quả dứa, Bromelain là nhóm endoprotease có khả năng phân cắt các liên kết chính. Vì vậy bromelain cũng có tác dụng chống đông, phá vỡ được các cục protein fibrin trong máu, làm loãng chất nhày giúp hồi phục các hư hại nhẹ ở cơ như bong gân, căng cơ và giảm triệu chứng, chữa bệnh gút hiệu quả.

Chiết xuất lá bằng lăng:Chứa Valoneic Acid Dilactone (VAD), làm giảm nồng độ acid uric bằng cách ức chế hoạt động của enzyme xanthin oxidase trong việc chuyển hóa chất đạm thành acid uric. Nhiều nghiên cứu cho thấy VAD có hiệu quả

Chiết xuất hạt cần tây: Thúc đẩy sự bài tiết chất thải được tạo ra trong quá trình trao đổi chất mà không có tác dụng lợi tiểu. Điều này cực kỳ quan trọng vì acid uric là gia tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Quả anh đào đen (black cherry): Chứa hàm lượng vitamin C cao và chất chống lão hóa rất mạnh có tên là “Anthocyanins” là chất rất hiệu quả trong việc giảm hàm lượng acid uric trong máu, giúp giảm đau và giảm viêm.

Chiết xuất từ lá atisô: Hầu hết các người bị bệnh Gút có mức axit uric dư thừa như là một kết quả từ việc cở thể không có khả năng điều tiết trong quá trình trao đổi chất. Atisô có tác dụng thúc đẩy sự bài tiết acid uric, chữa bệnh gút hiệu quả.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Hết Gout nhờ là trầu và nước dừa

Anh Bùi Thanh Tùng quê ở phường Vĩnh Hải, TP. Nha Trang, đang làm việc cho một công ty sản xuất, kinh doanh bia của nước ngoài, có nhà máy đặt tại Việt Nam. Làm việc ở vị trí làm marketing, anh luôn phải “hứng chịu” những trận nhậu liên miên kéo dài. Gần như ngày nào, anh cũng có bữa nhậu và ít khi anh bị “gục” trước mọi người.

[Nhưng cũng chính vì đây mà a mắc phải chứng bệnh Gút nan y. Sau khoảng thời gian 2 năm làm việc, lượng cồn mà anh nạp vào người là không thể xác định nổi ?! Các triệu chứng của bệnh Gút như khớp cơ sưng phù, đau nhức khiến anh cực kỳ khó chịu mặc dù tốn rất nhiều tiền vào thuốc giảm đau, chống viêm...

Hết Gout nhờ là trầu và nước dừa

Vô tình chữa khỏi bệnh từ các loại cây trong vườn nhà

Trước đây, anh Tùng từng bị suy van tĩnh mạch và đã chữa khỏi bằng Đông y. Đến lúc căn bệnh gút hành hạ dữ dội, anh sực nhớ và lục lại số điện thoại người thầy thuốc này, may mắn anh còn lưu.

Anh Tùng đã được tư vấn một phương pháp chữa bệnh gút ngay tại nhà, có thể tự làm một cách dễ dàng, ít tốn kém mà lại hiệu quả. Đó là dùng lá trầu và nước dừa. Anh không ngờ cách này lại cho hiệu quả ngoạn mục như vậy. Theo lời tư vấn của vị chuyên gia Đông y, lá trầu xắt nhuyễn đem ngâm vào trái dừa, mỗi ngày dùng một trái lúc sáng. Chỉ như vậy thôi, anh uống ngày đầu thấy cũng dễ chịu, rồi các ngày kế thấy các chỗ sưng đau ở các khớp giảm dần. Sau một tuần uống như vậy anh đã giảm được 90% các cơn đau nhức do gút. Anh mừng rỡ vì đây như là “vị cứu tinh” cho cuộc đời anh.

Anh Tùng chia sẻ: “Thật cám ơn cây trầu và cây dừa, hai loại cây thân quen khắp các miền đất nước ở đâu cũng có”. Anh giữ kín bí mật này như là bảo bối của riêng anh và âm thầm thực hiện tiếp nhiều tuần sau đó. Kết quả rất ổn định, bệnh gút không đau nhức hay sưng viêm nữa. Anh cũng chú ý giảm bớt rượu bia như lời thầy thuốc dặn. Mặc dù có lúc anh vẫn phải uống bia do công việc, nhưng mức độ đau nhức khớp không còn trầm trọng như trước nữa, anh chịu được và dễ dàng vượt qua.

Anh Tùng rất vui mừng vì hiệu quả của phương pháp đơn giản này. Anh điện thoại lại chia sẻ với chuyên gia Đông y: “Tui đã đỡ hẳn bệnh gút rồi, cảm ơn thầy thuốc! Giờ tui đi đứng ăn uống bình thường, đặc biệt là giấc ngủ chất lượng hơn xưa, cũng không cần uống thuốc Tây nữa, vừa hết gút mà lại đỡ hại dạ dày”.

Anh Tùng cho biết đây là một phương thuốc hiệu nghiệm và đơn giản, ai cũng có thể làm được ngay tại nhà mình với chi phí rất thấp. Nước dừa - lá trầu cũng dễ uống, không gây kích ứng dạ dày. Nếu uống đã giảm hết các triệu chứng, người bị bệnh gút có thể yên tâm “tẩm bổ” thêm cho mình các món đang thèm xưa nay như tôm cua, hải sản. Tuy nhiên lúc nào cũng phải lắng nghe cơ thể mình xem bao nhiêu là vừa.

Mỗi sáng thức dậy dùng 100 g lá trầu tươi, xắt nhuyễn ngâm vào trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Nên chắt bớt một chút nước dừa ra để khỏi bị tràn khi cho lá trầu nhuyễn vào, sau đó đậy nắp lại và ngâm đúng 30 phút, rồi chắt ra ly, uống một mạch. Không ăn sáng ngay mà chờ đến khi nước dừa, trầu được cơ thể hấp thu hoàn toàn, lúc đi tiểu trở lại rồi mới ăn sáng. Làm như vậy trong vòng một tuần thì các cơn đau nhức do bệnh gút về đêm sẽ giảm hẳn. Người bệnh có thể ngủ ngon một mạch đến sáng và cảm thấy tươi tỉnh ra, cũng vì thế mà đầu óc minh mẫn, dễ chịu.

Lá trầu tại Việt Nam có 2 loại. Trầu mỡ là loại lá to bóng và trầu quế lá nhỏ hơn, xanh đậm và cay hơn, hay dùng để ăn trầu với cau và vôi. Theo các chuyên gia Đông y, trầu có tên khoa học là Piper Betle, thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, là loại dây leo mọc nhiều ở nước ta cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái lan, Campuchia… Trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu (gọi là tinh dầu trầu), bao gồm các nhóm hoạt chất như Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… tổ hợp các chất của nó có tác dụng như chất chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm đau thần kinh. Đặc biệt lá trầu có khả năng cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp hấp thu khoáng chất, vitamin tốt hơn. Đồng thời cũng giúp đào thải các chất cặn bã độc hại dễ dàng hơn.

Lá trầu còn làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ vòng dạ dày, thực quản, giúp giảm nhanh lượng axit thừa tránh được bệnh trào ngược dạ dày thực quản (một chứng bệnh hay gặp khi uống quá nhiều thuốc Tây). Lá trầu còn giúp tránh được bệnh ho và các bệnh về răng miệng, hôi miệng, cùng với một số tác dụng khác như làm tăng hưng phấn, kích dục, hỗ trợ táo bón.

Lá trầu còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt, giúp giảm viêm phổi, giảm viêm phế quản, tan đàm, vì thế mà cải thiện được tình trạng phổi tắc nghẽn phổi mãn tính. Tác dụng trị nấm của lá trầu cũng khá hiệu nghiệm, kể cả nấm da. Chúng ta có thể giã nát lá trầu rồi xát vào những vùng da bị nấm sẽ thấy kết quả của nó.

Còn nước dừa dùng trong phối hợp trị liệu cùng với lá trầu có vai trò như một chất hòa tan, giúp chiết xuất hoạt chất trong lá trầu ra một cách nhanh chóng. Nước dừa còn là một chất điện phân tự nhiên, giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp cân bằng chuyển hóa. Nước dừa làm tăng HDL (là một chất có lợi cho mạch máu, giúp dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng mạch). Trong thành phần của nước dừa còn có nhiều kali rất tốt cho tim mạch và các thành phần khác tương tự như huyết tương máu người. Nước dừa còn có tác dụng kháng virus, kháng viêm, chống oxy hóa và khử độc rất tốt, làm giảm sự hình thành axit lactic (axit lactic từ rượu là chất cạnh tranh đào thải với axit uric qua thận, gây ứ đọng, tăng cao lượng uric trong máu. Đó là nguyên nhân tại sao mỗi khi đi nhậu về thì gút nặng thêm)...

Uống nước dừa giúp cải thiện các bất thường về tiết niệu và thận, tăng đào thải axit uric. Vì vậy mà phương thuốc phối hợp lá trầu và nước dừa là một cách tuyệt vời để khống chế bệnh gút!

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Bệnh gút có nên ăn trứng không?

Trứng là món ăn rất phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của chúng ta. Trứng cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như canxi, phốt pho, protein, chất đạm,…tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng không biết bệnh gút có nên ăn trứng hay không? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây:

Nguyên nhân gây ra bệnh gút một phần do ăn uống dư thừa đạm. Chất đạm khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao sẽ dẫn tới sự hình thành tinh thể muối urat. Tinh thể muối urat có dạng hình kim sắc nhọn và tấn công các khớp nơi chúng lắng đọng.

Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều protein nhưng có hàm lượng purin thấp. Vì vậy, người bệnh gút có thể ăn trứng mà không phải lo ngại về bệnh tật của mình. Hơn nữa, trứng còn là món ăn dễ chế biến, chúng ta có thể chiên, luộc, hấp tùy theo sở thích của mỗi người.

Trứng chứa nhiều acis amin, axit folic, cholin, Omega 3 rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, không nên lạm dụng trứng trong các bữa ăn. Bởi vì ăn nhiều trứng sẽ khó tiêu hóa và làm tăng mỡ máu.

Bệnh gút có nên ăn trứng?
Bệnh gút có nên ăn trứng

Cách chế biến món trứng cho người bệnh gút


Mặc dù trứng được chế biến thành các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, đối với người bệnh gút cách tốt nhất là nên ăn trứng luộc. Vì món trứng luộc giữ được nhiều dưỡng chất nhất. Đồng thời nó cũng ít chất béo nên được xác định là tốt cho người bệnh gút.

Tùy theo mỗi loại trứng khác nhau mà cho hàm lượng giá trị dinh dưỡng riêng. Cách chăm sóc gia cầm cũng sẽ ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng. Gia cầm được nuôi tự nhiên sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn cách nuôi công nghiệp.

Trứng vịt lộn là trứng đã hình thành con non. Loại trứng này có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn trứng ngang. Tuy nhiên, đối với người bệnh gút, trứng vịt lộn được khuyến cáo là không nên ăn.

Bệnh gút không nên ăn trứng vịt lộn



Vì lúc này trứng đã biến thành phôi, lượng chất đạm sẽ rất lớn, đồng thời, hàm lượng purin trong trứng vịt lộn sẽ cao. Điều này không có lợi cho sức khỏe người bệnh gút. Trứng vịt lộn giàu đạm và nhân purin sẽ dẫn đến việc tăng acid uric trong máu làm cho bệnh gút trầm trọng hơn.

Người bệnh gút có thể ăn trứng ở mức độ vừa phải , mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 quả trứng. Để tránh việc dư thừa đạm và protein cũng như những bất lợi cho sức khỏe.

Vấn đề bệnh gút có nên ăn trứng không còn phụ thuộc vào loại trứng mà bạn ăn. Tốt nhất người bệnh nên sử dụng trứng gà ta (gà thả vườn) và không nên ăn trứng lộn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com  

Bệnh gút có di truyền không?

Ngày nay, bệnh gút không còn là bệnh của nhà giàu mà ai cũng có thể mắc bệnh gút. Vậy, có phải bệnh gút còn do những nguyên nhân khác gây nên? Và bệnh gút có di truyền không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

 Bệnh gút có di truyền không?
Bệnh gút có di truyền không?


Từ xưa đến nay, bệnh gút vẫn được mặc định là do ăn uống dư thừa đạm. Tuy nhiên, trên cùng một bàn nhậu, lại có người bị gút, có người không. Để lý giải cho sự khác biệt này, các nhà khoa học đại học Edinburgh Queen Mary và đại học London đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: nguyên nhân gây nên bệnh gút do gen SLC2A quyết định. Gen này làm cho cơ thể khó khăn trong việc thải acid uric ra khỏi cơ thể.

 Bệnh gút có di truyền không?

Bệnh gút do gen SLC2A quyết định


NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH GÚT

Ngoài lý do bị bệnh gút do di truyền thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh gút. Một chế độ ăn uống giàu đạm sẽ dẫn đến nguy cơ tăng cao nồng độ acid uric trong máu, không có lợi cho người bệnh gút.

Những thực phẩm giàu đạm phải kể đến như hải sản, tôm, cua, sò,…các loại thịt có màu đỏ, thịt chó, thịt bò,…và những thực phẩm giàu nhân purin như nội tạng động vật, cá trích, cá ngừ,…

Chất đạm sẽ tác động đến quá trình hình thành acid uric- nguyên nhân gây nên bệnh gút.

Lưu ý: Bệnh gút mang tính di truyền bởi gen SLC2A ,nhưng không có nghĩa nó không liên quan đến chế độ ăn uống. Vì vậy, người mắc bệnh gút nên kết hợp ăn uống khoa học để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh gút.

Người bệnh gút nên kiêng ăn các thực phẩm giàu nhân purin, giàu đạm, thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để làm loãng acid uric và thải bớt acid uric ra ngoài. Bệnh gút cũng nên tránh rượu bia ,vì rượu bia làm tăng nồng độ acid uric trong máu và cản trở quá trình đào thải acid uric.

Vấn đề bệnh gút có di truyền không đã được trả lời bởi các nhà nghiên cứu đại học Edinburgh Queen Mary và đại học London. Bệnh gút tuy được xác định là có di truyền và nguyên nhân gây bệnh không phải là do chế độ ăn uống. Tuy nhiên, ăn uống lại có ảnh hưởng đến bệnh gút. Vì vậy, người bệnh gút cần có chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh hiệu quả.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com  

Hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng đậu xanh

Đậu xanh là một loại ngũ cốc không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc điều trị hiệu quả bệnh. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo bài thuốc dân gian điều trị hiệu quả bệnh gút bằng đậu xanh tại nhà, cực đơn giản và hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng đậu xanh
điều trị hiệu quả bệnh gút hiệu quả bằng đậu xanh

Theo đông y đậu xanh có khả năng giải nhiệt, giải độc, chống sưng phù, điều hòa khí huyết,…vì thế, đậu xanh được xem như một vị thuốc điều trị hiệu quả bệnh.

Đậu xanh được người ta sử dụng hàng ngày để nấu cháo, chè, nấu canh hoặc làm bột ngũ cốc,…và hầu như ai cũng đãi vỏ trước khi chế biến. Tuy nhiên, tác dụng thanh nhiệt của đậu xanh lại nằm ngay ở vỏ. Vỏ đậu xanh không độc hại và còn có tác dụng giải nhiệt, trừ độc. Chính vì vậy, khi nấu chúng ta không nên bỏ vỏ.

hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng đậu xanh được xem là phương pháp an toàn và ít tốn kém nhất mà người bệnh gút nên thử một lần.

Đậu xanh có thể giúp bệnh gút bởi khả năng giải nhiệt trừ độc và nhiều chất xơ có trong đậu xanh. Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đạm và hình thành acid uric .

Ngoài ra, tính kháng viêm của đậu xanh có thể chống lại các triệu chứng sưng đau do bệnh gút gây ra.

Cách chế biến bài thuốc này cực kỳ đơn giản: đậu xanh để cả vỏ nguyên hạt đem ninh nhừ,( không nêm gia vị) mỗi ngày ăn hai bát vào bữa sáng và tối. Dùng liên tục trong 30 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

hỗ trợ hiệu quả bệnh gút bằng đậu xanh đòi hỏi phải có sự kiên trì của người bệnh. Bởi vì đậu xanh ăn liên tục trong 30 ngày mà không thêm gia vị sẽ rất dễ gây ngán.

Tuy nhiên, nếu dùng kiên trì sẽ rất tốt vì đậu xanh sẽ dần loại bỏ chất độc giúp gan khỏe mạnh. Đồng thời, đậu xanh sẽ cản trở quá trình hình thành acid uric và thải bỏ dần acid uric ra khỏi cơ thể.

Lưu ý: đậu xanh có tác dụng hạ huyết áp, vì vậy trong quá tình sử dụng đậu xanh nên theo dõi huyết áp và ăn bố sung những thực phẩm ổn định huyết áp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com  

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Cách chữa trị đau khớp ngón chân cái

Để điều trị đau khớp ngón chân cái nói riêng và bệnh gút nói chung cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Nguyên tắc chung điều trị bệnh gút là cần kết hợp:

– Giảm nồng độ acid uric trong máu bằng thuốc allopurinol,…

– Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau như: Colchicin, corticoid, NSAIDs,… để làm thuyên giảm các cơn đau nhanh chóng.

Cách chữa trị đau khớp ngón chân cái
Điều trị bệnh gút cần thiết dùng thuốc

– Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý:

+ Loại bỏ hoàn toàn rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác.

+ Hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm; giàu purin như: phủ tạng động vật như tim, gan, cật, (heo, bò,…) cùng với các loại hải sản.

+ Kiêng ăn cacao, socola, đậu hạt, rau ngót,…

+ Ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước.

– Chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh căng thẳng, stress,…

Tuy đau khớp ngón chân cái đa số trường hợp do bệnh gút gây nên nhưng cũng có thể là triệu chứng bệnh viêm khớp, viêm đa khớp nên cách chữa trị cũng khác nhau không thể áp dụng chung. Do đó, ngay khi có biểu hiện đau khớp ngón chân cái bất thường bạn cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, từ đó có cách đối phó hiệu quả nhất

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Chế độ ăn kiêng phù hợp để giúp tăng cường hiệu quả trị bệnh gout

Trong quá trình sử dụng phương thuốc chữa bệnh gout nêu trên hay bất kì phương pháp nào, người bệnh cũng cần lưu ý kết hợp việc thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp để giúp tăng cường hiệu quả trị bệnh. Các loại thực phẩm cần ăn kiêng khi bị bệnh gout như sau:


chế độ ăn kiêng phù hợp để giúp tăng cường hiệu quả trị bệnh
chế độ ăn kiêng phù hợp để giúp tăng cường hiệu quả trị bệnh

Sò là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, nhất là hàm lượng purin, chất purin sản sinh ra các tinh thể axit uric ứ đọng trong các mô mềm và khớp. Từ đó khiến cho tình trạng bệnh gout trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên hạn chế ăn loại thực phẩm này, cho dù rất nghiền món ăn này thì cũng nên kiềm chế nếu đang bị bệnh gout nhé. Tuy nhiên tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn cho bệnh nhân gout.

Cá trích


Người bị bệnh gút tuyệt đối không nên ăn cá trích. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện tương tự đối với các loại cá khác như cá ngừ, cá cơm. Cần hạn chế chúng trong thực đơn bữa ăn hàng ngày.

Bia, rượu


chế độ ăn kiêng phù hợp để giúp tăng cường hiệu quả trị bệnh

Rượu bia chính là thủ phạm gây bệnh gout vì có thể làm tăng mức độ axit uric trong cơ thể và ngăn chặn sự dào thải chất này ra ngoài cũng như khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ đối với những dễ mắc căn bệnh này. Do vậy, đối với người bệnh gout cần tuyệt đối không uống rượu bia cả trước và trong khi chữa trị bệnh.

Thịt đỏ


Thịt đỏ có chứa nhiều hàm lượng purin hơn so với thịt trắng nên cần hạn chế tiêu thụ đối với bệnh nhân gout. Bạn không phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn, nhưng tuy nhiên bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ.

Nước uống có đường


Các loại thức uống có đường như soda, nước ép hoa quả,… có chứa hàm lượng đường fructose cao sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn. Các loại thức uống này cũng đồng thời khiến bạn tăng cân không tốt cho tình trạng bệnh gout và cả bệnh xương khớp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Cải bẹ xanh chữa bệnh gout đơn giản hiệu quả cao


Cải bẹ xanh là một loại rau ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình cung cấp nhiều loại vitamin cho cơ thể. Không những thế đây còn là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả được dùng trong đông y. Thông thường dùng rau cải bẹ xanh rất tốt cho các trường hợp giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, chống lão hóa da và nhất là chữa trị bệnh gout, phòng chống ung thư bàng quang rất hiệu quả.

Cải bẹ xanh chữa bệnh gout đơn giản hiệu quả cao
Cải bẹ xanh chữa bệnh gout đơn giản hiệu quả cao

Áp dụng dùng rau cải bẹ xanh chữa trị bệnh gout rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần hàng ngày lấy lá cải bẹ xanh để nấu nước uống thay nước lọc. Việc uống nước từ rau cải bẹ này có tác dụng đào thải chất axit uric giúp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bệnh rất hiệu quả. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp lấy lá cải xanh giã nát rồi đắp lên chỗ bị gout sưng đau.

Người bệnh nên kiên trì áp dụng theo cách này ngay cả khi bệnh đã giảm rõ rệt để phòng chống gout tái phát.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Triệu chứng thường gặp khi bị gout và cách điều trị


Triệu chứng thường gặp khi bị gout

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.

Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng. Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Các tinh thể muối urate gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp.

Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi .

 Triệu chứng thường gặp khi bị gout


Cách điều trị bệnh gout 


Sau khi chẩn đoán gút được xác định, một số loại thuốc sẽ được chỉ định trong điều trị cơn gút cấp. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID). Có thể sử dụng thuốc thay thế NSAIDs là colchicine dùng 2-3 lần / ngày, dùng càng sớm càng tốt. Đôi khi, steroid được sử dụng để điều trị bệnh gút. Nếu các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời. 

Một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến hiện nay là kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Điều cần lưu ý là các bệnh nhân mạn tính, sau khi bị mắc gút trong một thời gian dài mà không chữa khỏi, sẽ có thể kéo theo một số bệnh khác như suy thận, gan, phù nề giữ nước. Việc sử dụng thuốc để chữa các bệnh này một cách không có kiểm soát sẽ làm cho bệnh gút thêm nặng hơn. Để hỗ trợ điều trị bệnh gút, giúp làm giảm acid uric có thể dùng thêm các thảo dược an toàn, hiệu quả khi sử dụng dài ngày như cây Tơm trơng và các dược liệu giúp làm giảm đau nhức xương khớp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Chữa bệnh gút bằng bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt là loài cây quen thuộc được nhiều người sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Tuy nhiên, lá lốt còn được dùng như một vị thuốc quý để chữa các chứng bệnh đau nhức xương khớp, trong đó có bệnh gút. Theo Đông y, lá lốt có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong trừ thấp, chỉ thống rất tốt cho những bị đau nhức gân cốt và xương khớp.

Chữa bệnh gút bằng bài thuốc từ lá lốt
Chữa bệnh gút bằng bài thuốc từ lá lốt

Để chữa bệnh gút với lá lốt, chúng ta có cần áp dụng hai bài thuốc uống và thuốc ngâm sau đây:

Bài thuốc uống:

Mỗi ngày, sắc 5-10g lá lốt khô với 2 chén nước sao cho còn 1 chén, uống ấm sau khi ăn tối. Uống trong 10 ngày liên tục sẽ giảm đau nhức trong xương, đồng thời thanh lọc và giải độc cho cơ thể.

Bài thuốc ngâm chân tay:

Dùng 30g lá lốt còn tươi đem rửa sạch rồi cho vào ấm đun sôi với 1 lít nước. Sau khi nước sôi thì nhấc xuống và cho thêm chút muối, chờ nước nguội bớt thì ngâm chân tay bị đau nhức trong 30 phút. Thực hiện bài thuốc này trong vòng 1 tuần, vào buổi tối trước khi đi ngủ kết hợp với bài thuốc uống trên đây sẽ giảm đau nhức hiệu quả nhanh chóng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Cách chữa bệnh gút từ cây nở ngày đất

Cây nở ngày đất là một loại cây thân thảo mọc hoang nhiều ở vùng đồi núi khô. Qua nhiều nghiên cứu, y học đã nhận thấy rễ và lá cây nở ngày đất có chứa nhiều các thành phần như flavones, flavonoïdes, gomphrenol và saponines có khả năng giảm đau cho cơ bắp, ức chế các acid uric trong máu và đảo thải các độc tố trong cơ thể, có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh gút.


Cách chữa bệnh gút từ cây nở ngày đất
Cách chữa bệnh gút từ cây nở ngày đất 

Để điều trị bệnh gút và các bệnh về xương khớp, chúng ta có bài thuốc từ cây hoa nở ngày đất như sau:

Đem 200g cây hoa nở ngày đất tươi, bao gồm tất cả các bộ phận của cây rửa sạch rồi sắc với 1,5 lít nước sao cho còn lại chừng 1/2 lít thì uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang, có thể nấu lại nước 2 hoặc nước 3 để uống trong ngày cũng rất tốt. Sau khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì bớt liều lượng thuốc còn lại khoảng 100g sắc uống bình thường.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?

Điều trị bệnh gút ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhân cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống để hỗ trợ chữa bệnh cũng như tránh tình trạng làm bệnh nặng hơn. Vậy bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân mắc gút.

Ngày càng có nhiều người bị bệnh gút, sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra xuất phát từ sự phân hủy các chất urin trong cơ thể. Mà thói quen ăn uống bất hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra và thúc đẩy tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng. Nguyên tắc điều trị bệnh gút là loại trừ triệu chứng viêm khớp do gút cấp tính gây ra, tiến hành hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát và ngăn ngừa biến chứng và đồng thời chữa trị các bệnh lý rối loạn chuyển hóa kèm theo.

 Bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?
Bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?

Do đó, ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị theo chỉ định bác sĩ thì hãy chú ý thực hiện nguyên tắc ăn uống nghiêm ngặt cho bệnh nhân gút. Bệnh gút nên ăn gì và bệnh gút kiêng ăn gì sẽ được hướng dẫn cụ thể:

Thực phẩm tốt cho bệnh gút


– Nhóm thực phẩm giàu chất xơ và hàm lượng purin thấp hữu ích cho người bệnh gút. Bệnh nhân bị gút nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả như: xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, măng, rau atiso,… Ngoài ra, có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men,…

 Bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?
Mắc bệnh gút nên ăn nhiều rau củ quả

– Uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5l – 3l nước. Đặc biệt, nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ mắc biến chứng bệnh gút là sỏi thận.

Bị bệnh gút nên kiêng ăn gì?


– Một số loại thực phẩm giàu đạm có gốc purin trong thực vật lẫn động vật, bạn cần loại bỏ ngay ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày để quá trình chữa bệnh gút mang lại hiệu quả cao. Hải sản như: cua, sò, nghêu, ghẹ,…; các loại thịt màu đỏ như: thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa,…; hay phủ tạng động vật như: tim, gan, thận, óc,…; các loại đậu như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh,… cần kiêng kị.

– Thực phẩm giàu chất béo cần chú ý khi sử dụng vì chúng khiến các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: béo phì, tăng huyết áp,… có thể gia tăng nguy cơ. Da động vật, thịt nhiều mỡ; thực phẩm chế biến theo phương thức nướng hay chiên xào; thức ăn nhanh như mì gói; hay nhóm thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh,… nên tránh xa.

– Nếu không muốn bệnh tiến triển nặng hơn và mọi giải pháp chữa trị trở nên vô ích bạn cũng cần tránh nhóm thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tây, măng tre, giá đỗ, nấm, bạc hà,…

– Một số đồ uống cần lưu ý: 

+ Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường.

+ Tương tự bạn cũng cần giảm tối đa việc sử dụng đồ uống có vị chua như: nước cam, chanh, ổi, cóc, xoài,… Bởi chúng đẩy nhanh quá trình kết tủa urat ở ống thận gây sỏi thận.

+ Tuyệt đối không dùng bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,…

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội