Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?

Điều trị bệnh gút ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhân cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống để hỗ trợ chữa bệnh cũng như tránh tình trạng làm bệnh nặng hơn. Vậy bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân mắc gút.

Ngày càng có nhiều người bị bệnh gút, sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra xuất phát từ sự phân hủy các chất urin trong cơ thể. Mà thói quen ăn uống bất hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra và thúc đẩy tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng. Nguyên tắc điều trị bệnh gút là loại trừ triệu chứng viêm khớp do gút cấp tính gây ra, tiến hành hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát và ngăn ngừa biến chứng và đồng thời chữa trị các bệnh lý rối loạn chuyển hóa kèm theo.

 Bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?
Bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?

Do đó, ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị theo chỉ định bác sĩ thì hãy chú ý thực hiện nguyên tắc ăn uống nghiêm ngặt cho bệnh nhân gút. Bệnh gút nên ăn gì và bệnh gút kiêng ăn gì sẽ được hướng dẫn cụ thể:

Thực phẩm tốt cho bệnh gút


– Nhóm thực phẩm giàu chất xơ và hàm lượng purin thấp hữu ích cho người bệnh gút. Bệnh nhân bị gút nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả như: xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, măng, rau atiso,… Ngoài ra, có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men,…

 Bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?
Mắc bệnh gút nên ăn nhiều rau củ quả

– Uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5l – 3l nước. Đặc biệt, nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ mắc biến chứng bệnh gút là sỏi thận.

Bị bệnh gút nên kiêng ăn gì?


– Một số loại thực phẩm giàu đạm có gốc purin trong thực vật lẫn động vật, bạn cần loại bỏ ngay ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày để quá trình chữa bệnh gút mang lại hiệu quả cao. Hải sản như: cua, sò, nghêu, ghẹ,…; các loại thịt màu đỏ như: thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa,…; hay phủ tạng động vật như: tim, gan, thận, óc,…; các loại đậu như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh,… cần kiêng kị.

– Thực phẩm giàu chất béo cần chú ý khi sử dụng vì chúng khiến các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: béo phì, tăng huyết áp,… có thể gia tăng nguy cơ. Da động vật, thịt nhiều mỡ; thực phẩm chế biến theo phương thức nướng hay chiên xào; thức ăn nhanh như mì gói; hay nhóm thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh,… nên tránh xa.

– Nếu không muốn bệnh tiến triển nặng hơn và mọi giải pháp chữa trị trở nên vô ích bạn cũng cần tránh nhóm thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tây, măng tre, giá đỗ, nấm, bạc hà,…

– Một số đồ uống cần lưu ý: 

+ Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường.

+ Tương tự bạn cũng cần giảm tối đa việc sử dụng đồ uống có vị chua như: nước cam, chanh, ổi, cóc, xoài,… Bởi chúng đẩy nhanh quá trình kết tủa urat ở ống thận gây sỏi thận.

+ Tuyệt đối không dùng bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,…

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét