Bệnh gút gây ra những đau đớn và khổ sở cho cả sức khỏe và tinh thần người bệnh. Để có thể điều trị và chữa khỏi căn bệnh này thì chế độ ăn uống và luyện tập dành cho người bệnh gút cũng là điều vô cùng quan trọng, bạn có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích dành cho người bị bệnh gút mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.
Những lời khuyên hữu ích dành cho người bị bệnh gút.
1. Chế độ ăn
a. Thực phẩm bệnh gout nên hạn chế ăn
Người bệnh gout cần chú ý đến chế độ ăn điều độ, không được nhịn đói, không được bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối.
Hạn chế tối đa các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem, bánh gato có kem.
Tránh ăn các đồ thịt cá rán, thịt chó, nước canh xương hầm, canh cá; tránh ăn một số loại rau quả như các loại đậu đỗ, súp lơ, các loại cà, củ cải.
b. Dinh dưỡng cho người bệnh gout
Có thể ăn thịt màu trắng như thịt lườn gà, thịt thỏ, vịt...chúng tốt với cả những người béo hay có bệnh lý tim mạch kèm theo vì chứa ít cholesterol. Sữa và các chế phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu... đều là các thức ăn tốt cho phòng và điều trị bệnh Gout.
Bánh mỳ, trứng và đa số các loại trái cây, rau quả (khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành tỏi...trừ cà chua) là những thức ăn mà người bị Gout có thể sử dụng được.
Chế độ ăn quyết định rất nhiều tới việc điều trị bệnh gout.
2. Chế độ uống:
Không uống rượu, bia, nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga. Tăng cường uống nhiều nước (2 – 3 lit/ ngày), các loại nước khoáng có tỷ lệ chất khoáng thấp và tính kiềm có tác dụng đào thải bớt lượng acid uric thừa trong cơ thể, có thể uống 1 – 3 cốc/ ngày trước bữa ăn 1 giờ trong giai đoạn tái phát của bệnh.
Việc ăn uống này giúp duy trì nồng độ acid uric. Đồng nghĩa với đó nếu không có chế độ ăn duy trì đươc nồng độ acid uric thì việc tăng cao hàm lượng chất này đột ngột sẽ dẫn đến cơn Gout cấp.
Chế độ sinh hoạt: Không nên có những hoạt động nặng hay kéo dài vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc gây ra áp lực lên mặt khớp, dẫn đến hư sụn khớp.
Chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất (lao động quá mức, chấn thương...). cần tập thể dục, đi bộ, chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng.
Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, luyện tập các bài tập vừa rèn luyện sức bền vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe chung, giảm cân và điều hòa quá trình trao đổi chất. Song cần được nghỉ ngơi, nghỉ tập trong giai đoạn bệnh tái phát.
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout.
3. Một số loại trái cây rất có ích cho người bị gút là:
Khóm (thơm). Khóm giúp làm giảm đau và ngăn chặn cơn viêm khớp cấp do gút. Tác dụng của khóm là do trong nó có một men được gọi là bromelain. Men này cũng làm giảm sưng. Khóm cũng chứa nhiều kali, acid folic. Kali giúp thải acid uric ra khỏi cơ thể. Acid folic là vitamin nhóm B, giúp sửa chữa các sẹo của mô bị tổn thương trong cơn gút cấp. Với người bị gút, khóm có thể được sử dụng như thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng nếu đang bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Dâu tây giúp làm giảm tình trạng viêm do nó có chứa nhiều vitamin C so với các trái cây khác. Dâu tây cũng có chứa chất quecritin giúp làm giảm sưng, đặc biệt tốt khi dùng cùng với khóm.
Blueberry (việt quất) là thứ trái cây tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho người bị gút. Blueberry có hoạt tính kháng viêm là do có hoạt chất được gọi là anthocyanin. Nó còn có hoạt tính làm giảm acid uric máu. Không chỉ giúp ích trong gút, anthocyanin còn có hoạt tính chống oxy hóa có lợi ích cho sức khỏe tim mạch, phòng ngừa ung thư.
Nho cũng có chứa một lượng lớn anthocyanin. Màu tím thẫm hay xanh đậm của nho là do nhóm hóa chất này.
Chuối, bưởi có rất nhiều kali, một chất quan trọng trong việc điều trị gút. Kali cũng giúp thận thải tinh thể urate qua nước tiểu. Bên cạnh đó, bưởi cũng có nhiều vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm.
4. Điều trị bệnh gút
Chữa bệnh gout bằng thuốc nam an toàn, hiệu quả.
Với cơn đau cấp tính. Sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp nghỉ ngơi cho khớp bị đau.
Phẫu thuật: Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng trong điều trị gút. Thi thoảng, dùng phẫu thuật để lấy đi tophi bị nhiễm trùng hay tophi ảnh hưởng vào cử động khớp. Một số trường hợp khớp bị biến dạng do gút, phẫu thuật giúp cho khớp cải thiện chức năng và cử động của khớp.
Hiện nay, việc chữa trị bệnh gút bằng Tây y đã không loại bỏ triệt để được căn bệnh này và còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây nguy hại cho sức khỏe. Bởi vậy, đã có rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu về cách thức điều trị bệnh gút theo phương pháp Đông y.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét