- Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần.
- Không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều acid uric (nhóm III): Óc, gan, bầu dục (cật), các loại phủ tạng, nước ninh xương, luộc thịt…
- Ăn vừa phải các loại thực phẩm có hàm lượng acid uric trung bình (nhóm II): Thịt, cá, hải sản, đậu đỗ… Các thực phẩm nhóm II chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 lần.
- Sử dụng các thực phẩm chứa ít acid uric trong chế biến bữa ăn hàng ngày như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, trứng, sữa, phomat, rau quả.
- Hạn chế các đồ uống gây tăng acid uric máu như rượu, bia, trà, cà phê.
- Ăn nhiều rau quả không chua. Hạn chế ăn các loại quả chua vì sẽ làm tăng thêm độ acid trong máu.
- Lượng đường, bột trong khẩu phần (gạo, bột mì, đường, bánh, kẹo, có thể sử dụng với tỷ lệ cao hơn người bình thường một chút).
- Uống các loại nước có tính kiềm: nước rau, nước khoáng.
- Uống đủ nước hàng ngày.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét