Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Nguyên nhân gây bệnh gout

Bệnh gout bị gây ra do quá nhiều axit uric trong máu (còn gọi là đa axit uric): trên 420 μmol/L (ở nam) hay 380 μmol/L (ở nữ). Đa axit uric thường thì vô hại, và đa số người có độ axit uric trong máu cao không phát triển thành bệnh gout. Nguyên nhân chính của chứng đa axit uric đôi khi không phát hiện được, mặc dù các yếu tố di truyền dường như cũng có ảnh hưởng. Khi mức axit uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể (dài hình kim, đầu nhọn) tích tụ trong khớp xương. 

kiến thức bệnh gout


Bệnh gout hình như bộc phát không có nguyên nhân cụ thể, hoặc gây ra do:

- những điều kiện liên quan đến chế độ ăn và trọng lượng cơ thể như:

* béo phì (14kg trên mức cân lý tưởng)

* uống rượu, nhất là bia, từ mức trung bình đến rất nhiều (trên 2 ly/ngày đối với nam, 1 ly đối với nữ)

* chế độ ăn nhiều thịt và đồ biển (chứa nhiều purine)

* chế độ ăn kiêng rất ít ca-lô-ri

- trị liệu có thể làm tăng mức tập trung axit uric như:

* thường dùng aspirin hay niacin (1-2 viên/ngày)

* thuốc làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể (như thuốc xổ tiểu làm giảm huyết áp)

* trị liệu làm tế bào chết nhanh chóng (ví dụ, xạ trị điều trị ung thư)

* thuốc khống chế hệ miễn nhiễm như cyclosporine, dùng để ngăn cơ thể không phản ứng với 1 bộ phận ghép

- bệnh nặng hay các tình trạng sức khỏe như:

* sút cân nhanh, như ở các bệnh nhân trong bệnh viện thay đổi chế độ ăn hay thuốc uống.

* bệnh thận mãn tính

* cao huyết áp

* những điều kiện gây ra mức sản sinh tế bào bất thường như: psoriasis, multiple myeloma, hemolytic anemia, hay ung bướu

* nhiễm độc chì

* thiểu năng tuyến giáp

- giải phẫu

- sinh ra với tình trạng hiếm có gây cao axit uric trong máu. Những người bị hội chứng Kelley-Seegmiller hay Lesch-Nyhan bị thiểu năng 1 phần hay toàn phần trong 1 phân hóa tố giúp kiểm soát mức axit uric.

Những tinh thể kết tủa còn có thể gây ra 1 chứng khác, gọi là gout giả. Nhưng thay vì gồm có axit uric, tinh thể gout giả lại được tạo thành từ dihydrat pyrophosphat calci. Và trong khi gout giả có thể tấn công ngón chân cái, nó thường tấn công những khớp to như đầu gối, cổ tay, và khớp bàn chân (ở mắt cá).

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại:0984. 079. 772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét