Qua nhiều cơn gút cấp, người bệnh hoàn toàn có thể xác nhận họ đã vượt qua giai đoạn “chớm” gút và đã phát bệnh. Bệnh gút tái phát nhiều lần không chỉ khiến người bệnh gặp các cơn đau khớp dữ dội, nó còn là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang đi trên con đường tàn phế nếu không được điều trị một cách hiệu quả.
Đa số bệnh nhân bị gút lần đầu sẽ không chịu được cơn đau đớn dữ dội do gút cấp và phải nhập viện ngay trong đêm (cơn gút cấp đầu tiên thường xuất hiện vào ban đêm). Người bệnh sẽ được điều trị và trở về nhà khi cơn gút cấp không còn. Tuy nhiên, sau khi điều trị, rất nhiều bệnh nhân không tuân thủ điều trị hoặc ăn uống quá nhiều thịt, hải sản… những thực phẩm giàu purin khiến bệnh gút tái phát nhiều lần.
Bệnh gút tái phát nhiều lần có thể khiến bệnh nhân tàn phế
Nghiên cứu cho thấy nếu bạn bị mắc gút lần đầu tiên, trong vòng 1 năm sau đó, có nguy cơ mắc gút cấp lần thứ hai là 62%. Giáo sư Herbert Baraf – chuyên gia thấp khớp, Đại học George Washington, Mỹ cho biết: “Theo thời gian, các cơn gút cấp tái phát nhiều lần khiến xương và sụn khớp bị tổn hại vĩnh viễn, gây tàn phế cho bệnh nhân”.
Bệnh gút xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu vì một nguyên nhân nào đó mà tăng cao bất thường, dẫn đến lắng đọng và hình thành các tinh thể urat sắc nhọn trong khớp gây đau đớn dữ dội. “Đa số các cơn gút cấp đều có thể điều trị tốt và ngăn chặn được gút hiệu quả nhưng vấn đề lớn nhất là bệnh nhân không tuân thủ điều trị của bác sỹ, dẫn đến bệnh gút có cơ hội tái phát nhiều lần”, PGS. Lianne Gensler - Đại học California, San Francisco, Mỹ cho biết.
Nếu bạn bị bệnh gút tái phát nhiều lần, đừng do dự mà hãy đến gặp bác sỹ ngay. Bạn cũng đừng ngại ngùng chuyện mình lỡ bỏ dở thuốc điều trị hoặc lỡ ăn uống không theo chỉ dẫn của bác sỹ bởi việc điều trị bệnh mới là điều quan trọng nhất. Thông tin từ WebMD – mạng lưới thông tin của hơn 100 chuyên gia sức khỏe đầu ngành của Mỹ sẽ giúp bạn có thêm thông tin về phòng gút tái phát.
- Hỏi bác sỹ điều trị về những loại thuốc có thể bạn đang dùng như thuốc hạ huyết áp, thuốc hóa trị ung thư, niacin (thuốc bổ sung vitamin B) và aspirin. Những loại thuốc này làm tăng nồng độ axit uric trong máu cần được thay thế bằng các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sỹ.
- Uống nhiều nước hơn để hạn chế trạng thái kết tinh của axit uric.
- Tránh uống rượu bia. Một ly rượu vang đỏ mỗi ngày có thể giúp hạn chế gút cấp.
- Hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng (lòng, gan, tim, phổi, lá nách, cật…) cá mòi, cá cơm… là các loại thực phẩm chứa nhiều purin.
- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường.
- Sử dụng các loại thảo dược giúp kiểm soát lượng axit uric trong máu như: Cây Yucca, hạt cần tây, hạt kế sữa, quả anh đào đen, củ nghệ, lá atiso…
Kiểm soát bệnh gút mãn tính
Chuyên gia thấp khớp, Giáo sư Tuhina Neogi – Đại học Y khoa Boston, Mỹ cho biết: “Sau lần bị bệnh gút đầu tiên, người bệnh thường được chờ cho đến khi cơn gút cấp lần thứ hai đến mới bắt đầu kê thuốc giảm axit uric máu với liều lượng thích hợp”.Với những bệnh nhân có biến chứng (khối u, hạt tophi), việc điều trị sẽ được tiến hành ngay. Kiểm soát cơn gút cấp thực tế là kiểm soát nồng độ axit uric trong máu, cũng tương tự như kiểm soát đường huyết trong bệnh đái tháo đường, kiểm soát cholesterol máu trong rối loạn mỡ máu.
Trong quá trình điều trị khoảng 2 tuần sử dụng thuốc hạ axit uric máu, người bệnh sẽ bị thêm một lần gút cấp. Do đó, các bác sỹ thường kê thêm thuốc chống viêm đi kèm. Thuốc chống viêm thường được khuyến cáo sử dụng trong vòng 06 tháng cho đến khi các tinh thể axit uric được loại bỏ hoàn toàn.
Lưu
ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn
có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để
được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin
vui lòng liên hệ:
NHÀ
THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương
Y: Nguyễn Thị Hường
Điện
thoại: 0977.980.463 |
0965.394.463
Địa
chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội