Bệnh gút thường gặp ở nam giới và ngày càng trở nên phổ biến do đời sống và nhu cầu ăn uống ngày càng được nâng cao. Chỉ số axit uric là chỉ số quyết định trong việc chẩn đoán một bệnh nhân có bị bệnh gút hay không và mức độ nguy hiểm của bệnh đang ở giai đoạn nào.
Bệnh gút (gout) là bệnh thường gặp ở nam giới |
Bệnh gút thường gặp ở nam giới và ngày càng trở nên phổ biến do đời sống và nhu cầu ăn uống ngày càng được nâng cao. Chỉ số axit uric là chỉ số quyết định trong việc chẩn đoán một bệnh nhân có bị bệnh gút hay không và mức độ nguy hiểm của bệnh đang ở giai đoạn nào.
Nguyên nhân chính gây bệnh gút
Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như: phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu... Thông thường axit uric được thận đào thải qua nước tiểu nhưng do chúng ta ăn các đồ ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu khiến tăng tổng hợp axit uric hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến giảm đào thải axit uric làm cho lượng axit uric trong máu tăng cao.
Ban đầu, nồng độ axit uric trong máu tăng cao tuy nhiên chưa xuất hiện các triệu chứng, chưa xuất hiện các cơn gút cấp. Giai đoạn này thường gọi là “tăng axit uric máu”, chưa phải gút. Tuy nhiên, khi lượng axit uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng tinh thể urat ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gút cấp. Khi đó, tăng axit uric máu đã tiến triển thành bệnh gút.
Khi có tăng axit uric máu, nên bắt đầu cảnh giác với bệnh gút và nên quan tâm hơn đến chỉ số này kể cả khi chưa xuất hiện cơn gút cấp. Nên đi kiểm tra axit uric 2 - 3 tháng/lần.
Khi nào cần dùng thuốc?
Nếu chỉ số axit uric trong máu dưới 7mg/dl là bình thường. Chỉ khi nào ở mức 13mg/dl mới cần điều trị thuốc hạ axit uric. Các trường hợp khác đều không có chỉ định dùng thuốc, trừ bệnh nhân có tình trạng hủy tế bào quá nhiều như ở bệnh nhân bị ung thư phải hóa trị hoặc xạ trị.
Cần cân nhắc khi dùng thuốc vì các thuốc điều trị gút đều có nhiều tác dụng phụ. Như thuốc kháng viêm corticoid nếu điều trị không đúng sẽ gây lệ thuộc thuốc, suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn; hoặc nhóm thuốc kháng viêm non-steroid cũng có thể đưa đến xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, suy thận. Với bệnh nhân chỉ tăng axit uric trong máu mà không có triệu chứng, khuyến cáo Hiệp hội Khớp Hoa Kỳ và của Hiệp hội Khớp châu Âu đều nói không có chỉ định điều trị, trừ trường hợp có nguy cơ quá cao cho bệnh tim mạch.
Khi đã bị mắc bệnh gút hoặc bắt đầu điều trị bệnh gút thì phải thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra chỉ số axit uric thường từ 2 - 3 tháng một lần và xác định mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe.
Nếu xác định mắc chứng axit uric tăng cao cần phải hạn chế ăn đạm động vật, ăn nhiều rau quả, không được uống rượu bia. Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn mà axit uric vẫn cao mới cần dùng thuốc. Khi chỉ định thuốc, bác sĩ nên cảnh báo cho bệnh nhân biết nguy cơ bị phản ứng thuốc và tư vấn phải ngừng thuốc ngay khi có biểu hiện phản ứng thuốc cho người bệnh biết cũng như hướng dẫn bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân chính gây bệnh gút
Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như: phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu... Thông thường axit uric được thận đào thải qua nước tiểu nhưng do chúng ta ăn các đồ ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu khiến tăng tổng hợp axit uric hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến giảm đào thải axit uric làm cho lượng axit uric trong máu tăng cao.
Ban đầu, nồng độ axit uric trong máu tăng cao tuy nhiên chưa xuất hiện các triệu chứng, chưa xuất hiện các cơn gút cấp. Giai đoạn này thường gọi là “tăng axit uric máu”, chưa phải gút. Tuy nhiên, khi lượng axit uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng tinh thể urat ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gút cấp. Khi đó, tăng axit uric máu đã tiến triển thành bệnh gút.
Khi có tăng axit uric máu, nên bắt đầu cảnh giác với bệnh gút và nên quan tâm hơn đến chỉ số này kể cả khi chưa xuất hiện cơn gút cấp. Nên đi kiểm tra axit uric 2 - 3 tháng/lần.
Khi nào cần dùng thuốc?
Nếu chỉ số axit uric trong máu dưới 7mg/dl là bình thường. Chỉ khi nào ở mức 13mg/dl mới cần điều trị thuốc hạ axit uric. Các trường hợp khác đều không có chỉ định dùng thuốc, trừ bệnh nhân có tình trạng hủy tế bào quá nhiều như ở bệnh nhân bị ung thư phải hóa trị hoặc xạ trị.
Cần cân nhắc khi dùng thuốc vì các thuốc điều trị gút đều có nhiều tác dụng phụ. Như thuốc kháng viêm corticoid nếu điều trị không đúng sẽ gây lệ thuộc thuốc, suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn; hoặc nhóm thuốc kháng viêm non-steroid cũng có thể đưa đến xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, suy thận. Với bệnh nhân chỉ tăng axit uric trong máu mà không có triệu chứng, khuyến cáo Hiệp hội Khớp Hoa Kỳ và của Hiệp hội Khớp châu Âu đều nói không có chỉ định điều trị, trừ trường hợp có nguy cơ quá cao cho bệnh tim mạch.
Khi đã bị mắc bệnh gút hoặc bắt đầu điều trị bệnh gút thì phải thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra chỉ số axit uric thường từ 2 - 3 tháng một lần và xác định mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe.
Nếu xác định mắc chứng axit uric tăng cao cần phải hạn chế ăn đạm động vật, ăn nhiều rau quả, không được uống rượu bia. Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn mà axit uric vẫn cao mới cần dùng thuốc. Khi chỉ định thuốc, bác sĩ nên cảnh báo cho bệnh nhân biết nguy cơ bị phản ứng thuốc và tư vấn phải ngừng thuốc ngay khi có biểu hiện phản ứng thuốc cho người bệnh biết cũng như hướng dẫn bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét