Hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp rất cao, và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh nhân do thiếu kiến thức nên thường nhầm lẫn giữa các bệnh khớp. Sau đây là một số điểm khác nhau giữa 3 bệnh khớp thường gặp nhất: thoái hóa khớp, viêm khớp, bệnh gút.
Hình minh họa |
Đối tượng thường gặp:
- Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp vào tuổi 35 đến 45.
- Nữ giới sau tuổi mãn kinh 5%.
Nguyên nhân:
- Tăng acid uric trong máu do rối loạn chuyển hóa acid uric.
Triệu chứng của bệnh:
- Đang đêm bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp bàn chân cái (một bên), đau dữ dội ngày càng tăng.
- Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi các khớp khác bình thường.
- Đợt viêm kéo dài khoảng vài ngày sau đó hết viêm, khoảng 3-6 tháng sau tái phát lại.
Chuẩn đoán:
- Xét nghiệm chỉ số acid uric.
Điều trị:
- Kiểm soát chế độ ăn
- Điều trị giảm acid uric trong máu.
- Thuốc giảm đau colchicine, NSAID
Chế độ ăn:
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều protein.
Bệnh viêm khớp
Đối tượng thường gặp:
- Khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65, 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh.
- Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn.
Nguyên nhân:
- Hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương.
Triệu chứng của bệnh:
- Cứng khớp do THK chỉ kéo dài một thời gian ngắn (ít khi quá 15 phút).
- Không sưng, nóng, đỏ đau
- Đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Hạn chế vận động
- Thường gặp: cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, háng, các ngón tay…
Chuẩn đoán:
- Chụp X quang
Điều trị:
- Giảm đau.
- Điều trị phục hồi chức năng.
Chế độ ăn:
- Ăn thức ăn giàu đạm, hạn chế mỡ. Bổ sung vitamin.
Bệnh thoái hóa khớp
Đối tượng thường gặp:
- Thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên (70-80%),
- Trên 30 tuổi gặp nhiều (60-70%)
Nguyên nhân:
- Có thể do một loại virus, vi khuẩn... hoặc chưa rõ nguyên nhân
Triệu chứng của bệnh:
- Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ.
- Sưng khớp có tính chất đối xứng hai bên.
- Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay (cổ tay, bàn ngón và ngón gần), phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷ chân.
Chuẩn đoán:
- Chụp X quang
Điều trị:
- Điều hòa miễn dịch
- Chống viêm
- Giảm đau
- Vật lý trị liệu
Chế độ ăn:
- Ăn thức ăn giàu đạm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét