Bệnh Gout là một bệnh với những cơn viêm khớp xương tái diễn cấp tính do sự kết đọng của tinh thể muối urat trong khớp xương. Khớp xương hay bị bệnh gút nhất là khớp bàn ngón chân cái.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân gout
Điều trị bệnh gút
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn Gout cấp tính. Gồm các thuốc như: indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen (Advil, Motrin,…). Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các kháng viêm steroid như prednisone.
Dinh dưỡng trong phòng chống bệnh gút
Gút (Goute) là một bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống do nồng độ acid uric quá cao trong huyết tương, dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của acid uric) hoặc tinh thể acid uric.
Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần gây biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...). Bệnh thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Ăn uống phòng ngừa bệnh gút
Người bệnh gout phải có chế độ ăn uống hợp lý
Bệnh gút (gout) được coi là bệnh của xã hội văn minh, liên quan đến lối sống hiện đại - ăn uống quá độ và thiếu vận động... Việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh này.
Những chú ý với người mắc bệnh gút
Chế độ ăn uống và vận động không hợp lý là nguyên nhân chính gây nên bệnh gút - căn bệnh đang phổ biến ở nam giới hiện nay. Vậy lời khuyên nào cho các bệnh nhân mắc phải “căn bệnh nhà giàu” này?
Ăn uống đẩy lùi bệnh gút
Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút (thống phong) là acid uric. Một trong những biện pháp phòng chống acid uric trong máu tăng cao là dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu.
Một vài lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh Gút
Người bị bệnh gút (gout) thường điều trị ngoại trú. Do bệnh tiến triển mạn tính, không được chẩn đoán chắc chắn, không khám định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết, nên việc dùng thuốc chưa đúng, kém hiệu quả, có khi còn xảy ra tai biến.
Người bị bệnh gút thường dùng các thuốc điều trị giảm cơn đau trong đợt cấp và các thuốc dự phòng ngừa khởi phát đợt cấp.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gout
Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
Lưu ý trong chế độ sinh hoạt đối với người bị bệnh gút
Người mắc bệnh gút cần lưu ý:
- Uống nhiều nước ngọt dễ bị bệnh gút
- Những người đàn ông uống nhiều hơn 2 cốc nước ngọt có đường mỗi ngày sẽ tăng 85% nguy cơ bi bệnh gout, so với những ai uống ít hơn 1 cốc trong cả tháng.
- Bốn không trong ăn uống của người bị bệnh gút
- Gút được xếp vào bệnh của thời đại văn minh. Nó thường gây đau đớn dai dẳng cho người bệnh và là sự báo hiệu nguy cơ bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh thận. Bệnh gút có thể diễn biến tốt nếu dùng đúng các thuốc điều trị và tuân thủ chế độ ăn hợp lý.
- Bị gout - Hãy uống nhiều nước
- Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân gout, ngoài việc duy trì chế độ ăn hợp lý, kiêng thực phẩm giàu purin... thì việc uống nhiều nước trong ngày sẽ tăng cường thải axit uric qua đường tiểu tiện.
- Chăm sóc bệnh nhân gút tại gia đình
- Những người mắc bệnh gút nếu bị béo phì thì nên điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt để giảm cân, nhưng không được giảm quá nhanh. Tránh làm việc quá sức, tránh lạnh hay ăn uống quá mức.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét