Bệnh gút được chia ra làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những biểu hiện và đặc trưng khác nhau.
Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu không triệu chứng:
Giai đoạn này nồng độ acid tăng cao, tuy nhiên chưa có dấu hiệu xuất hiện các cơn đau nhức. Đây là giai đoạn tăng acid uric trong máu. Ở giai đoạn này việc yêu cầu điều trị chưa thực sự cần thiết, tuy nhiên được khuyến cáo tầm soát và theo dõi thường xuyên.
Giai đoạn 2: Gút cấp tính
Trong giai đoạn này, tinh thể urat đã tích tụ tại các khớp và lắng đọng thành mảng gây nên những cơn đau kèm theo sưng khớp và nóng đỏ. Các triệu chứng này bùng phát nhanh và gây đau dữ dội trong vòng 6 đến 24h, gọi tắt là "đợt tấn công của gout" , các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày, sau đó với những khớp đã từng đau sẽ có cảm giác bình thường trở lại và cơn đau biến mất. Để kiểm soát giai đoạn này bệnh nhân nếu dùng các liệu pháp để giữ cho nồng độ acid uric dưới ngưỡng 6 mg/dl
Giai đoạn 3: Giai đoạn tổn thương khớp giữa các đợt gút cấp:
Kế từ lúc cơn gút cấp đầu tiên cho tới giai đoạn này thường cách nhau từ 5 đến 10 năm tùy theo thể trạng và chế độ ăn uống của từng người, Ở giai đoạn này các đợt tấn công của gout không còn thường xuyên và theo chu kỳ, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau, chức năng hoạt động của các khớp hoạt động bình thường, Tuy nhiên, các tinh thể urat vẫn tiếp tục tích tụ hình thành và lắng đọng trong các khớp. Các cơn đau sẽ được kiểm soát nếu duy trì acid uric ở mức 6.0 mg/dl
Giai đoạn 4: Gút mạn có tophi:
Giai đoạn cuối của bệnh gút, với các tinh thể urat điển hình bám chặt vào các khớp. Đây là giai đoạn cuối của bệnh gút. Theo thời gian, các tinh thể acid uric lắng đọng tạo thành các dạng hạt làm cho các cơn đau tăng nhanh theo từng đợt, sau đó viêm khớp liên tục, biến dạng khớp, kéo dài phá hủy các khớp, đồng thời các mô xung quanh cũng bị tổn thương và dẫn đến dị tật. Giai đoạn này gút tiến triển rất nhanh. Tại Việt Nam phần lớn bệnh nhân gút rơi vào giai đoạn này mới điều trị, ở giai đoạn này bệnh gút trở nên phức tạp và khó kiểm soát, vì các biến chứng tác động vào cơ thể, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Bệnh gút ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những phác đồ điều trị thích hơp. Với những bệnh nhân đã có nhiều biến chứng, để điều trị có hiệu quả yêu cầu bệnh nhân phải được kiểm soát một cách chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt từ dùng thuốc, ăn uống và lối sống.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét