Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Rượu bia và bệnh gout

Dù không làm thống kê vẫn chắc hơn đinh đóng cột là số người ở nước ta đang bị tăng acid uric trong máu rất cao! Cứ xem lượng rượu, thịt, bia bọt đang được tiêu thụ đến độ có hãng bia đòi vào sách kỷ lục Guiness thì hiểu ngay…

nguyên nhân mắc bệnh gout


Không lạ gì nếu bệnh gút, bệnh ngoài da, sỏi trên đường tiết niệu đang là… mốt! Biết vậy nhưng không mấy người sẵn sàng đến phòng khám nếu chưa ghi nhận dấu hiệu đáng ngờ. Có người thậm chí biết bệnh rồi vẫn nhậu. Chính vì thế mà không ít người gõ cửa thầy thuốc khi bệnh đã nặng!

Bệnh nào cũng có dấu hiệu báo động

Chỉ nói riêng về bệnh gút, quả thật đáng tiếc vì biện pháp tầm soát lại không quá phức tạp nếu đừng quên thỉnh thoảng theo dõi 7 tiêu chí dưới đây:

– Đừng đợi đến đau điếng ở khớp ngón tay, ngón chân, vì acid uric lúc đầu không tập trung ngay vào khớp xương. Người có lượng acid uric mới tăng thường đau ở gáy, bắp đùi, bắp chuối, gót chân. Cũng rất thường khi không đau mà chỉ bị vọp bẻ dù không vận động trước đó.

– Da có tính cảm ứng rất cao với acid uric. Nhiều trường hợp ngứa ngáy, nổi mẩn tưởng là do dị ứng, trên thực tế lại là hậu quả của acid uric. Càng đáng nghi hơn nữa nếu phát hiện vài nốt cứng trên loa tai hay mí mắt.

– Độ cồn bao giờ cũng là bạn đồng hành thân thiết của acid uric. Thống kê thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy người quen uống mỗi ngày hơn một ly bia hay rượu mạnh khó tránh không tăng acid uric. Ai thuộc nhóm này nên thử máu định kỳ. Hiện nay đã có phương tiện chẩn đoán nhanh để chỉ trong vài giây biết ngay đã gút hay chưa.

– Hoạt động thể dục thể thao gián tiếp thúc đẩy tiến trình bài tiết acid uric qua đường tiểu. Người ít chơi thể thao vì thế dễ là miếng mồi ngon của acid uric. Ngược lại, thể dục thể thao thái quá cũng là lý do làm tăng acid uric trong máu một cách oan uổng vì phản ứng thoái biến chất đạm bội tăng theo thao tác cường điệu.

– Béo phì bao giờ cũng là nguồn cung ứng acid uric. Nếu trị số BMI (trọng lượng cơ thể/bình phương chiều cao) cao hơn 25 thì không cần xét nghiệm cũng đoán được là lượng acid uric trong máu khó mà không ngấp nghé ngưỡng bệnh lý.

– Chế độ dinh dưỡng quá nặng chất đạm gốc động vật đương nhiên dẫn đến tích lũy phế phẩm acid uric.

– Yếu tố di truyền là nhân tố không thể bỏ qua trong các bệnh do tăng acid uric. Người có thân nhân trực hệ đã là nạn nhân của bệnh gút hay sạn thận nên kiểm soát lượng acid uric một cách định kỳ cho dù không nhậu nhẹt.

Bệnh nào phát hiện sớm cũng dễ chữa

Với người mỗi ngày có thói quen dùng thịt, cá, gia cầm, thực phẩm công nghệ…, đặc biệt là các món thịt mỡ xông khói, nếu lại thêm khẩu phần thiếu trầm trọng chất xơ từ rau cải, trái cây, thì tình trạng tăng acid uric chỉ sớm hay trễ hơn một chút, muộn thì không!

Chỉ cần vớ được một điểm đã đủ để bạn lưu ý cải thiện tập quán sinh hoạt và dinh dưỡng. Nếu kết quả nhích lên đến 3 điểm thì đã đến lúc phải dứt khoát tiến hành xét nghiệm để xác minh tình trạng tăng acid uric.

Bên cạnh biện pháp chủ động kiêng khem thịt mỡ, rượu bia…, bạn nên hội ý với thầy thuốc để biết cách ứng dụng các loại dược thảo có tác dụng hạ acid uric. Trong trường hợp khéo thế nào mà gom góp được đến 5 điểm thì bệnh gút rõ ràng đang chiếm ưu thế.

Không còn chọn lựa nào khác hơn là nhanh chân tìm đến thầy thuốc. Đừng quên, mức độ tác hại của acid uric bao giờ cũng tỷ lệ thuận với thời gian chần chừ của bạn.



Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét