Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Nguyên nhân mắc bệnh gút

Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể ở các khớp, gân, cơ và xung quanh các mô, biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái .

Mức độ nguy hiểm của bệnh gout

Nguyên nhân gây bệnh gút, tại sao lại mắc bệnh gút? Bệnh gút là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, vậy tại sao số người mắc bệnh gút lại tăng lên, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút là gì? Các bạn cùng tham khảo bài viết về những nguyên nhân gây bệnh gút của các chuyên gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về loại bệnh này nhé!

Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể ở các khớp, gân, cơ và xunh quanh các mô., biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp).

Nam giới thường mắc bệnh gút nhiều hơn phụ nữ (tới 95% nam giới có thể trạng to béo trong độ tuổi 35-45). Bệnh Gút ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh.

Nam giới đa số mắc bệnh gout.

Nguyên nhân của bệnh gút là gì?

- Nguyên nhân bên trong của bệnh gút

Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là acid uric, một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định: 5mg% ở nam và 4mg% ở nữ, tùy độ tuổi và có sự thay đổi. Để mức acid uric cân bằng hàng ngày, acid uric được thải ra ngoài chủ yếu theo đường thận qua nước tiểu và một phần qua phân và các đường khác.

Một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.

Nguyên nhân gây tăng acid uric máu khi nồng độ acid uric máu vượt quá giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương, cụ thể là: Trên 420 µmol/l đối với nam, trên 360 µmol/ đối với nữ.

- Nguyên nhân bên ngoài của bệnh gút

+ Thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống chiếm khoảng 12% nguyên nhân của bệnh gút:

Sử dụng nhiều thức uống có cồn. Đồ uống có hàm lượng đường cao. Thức ăn có chứa nhiều đạm (thịt bò, hải sản).

Gần đây các nhà khoa học nghiên cứu thấy rằng có một số thực phẩm giàu Purine mà mọi người vẫn tin là nguyên nhân của gút như: đậu hà lan, rau chân vịt, rau lăng, protein tổng hợp trong thực tế thì không có ảnh hưởng gì.

Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giảng của Purin - có thể thấy trong tạng động vật: gan, não, thận, lách và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.

Người bị gout hạn chế ăn các chất giàu đạm.

Thông thường acid uric bị phân hủy trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể tạo quá nhiều acid uric hoặc thải acid ra quá ít. Hậu quả là Acid uric trong máu tăng lên, tích lũy và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.

+ Lối sống

Thường nhất là uống nhiều cồn (alcohol), đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗi ngày. Nếu thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gout

+ Một số bệnh lý và thuốc

Một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gút , như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động,...cũng làm tăng acid uric máu. Một số thuốc như lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thư làm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.

+ Gen di truyền

Một phần tư số bệnh nhân bị bệnh Gút có tiền sử gia đình bệnh này.

+ Tuổi và giới

Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét