Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Một số bệnh liên quan đến bệnh gout

Bệnh gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở người, nguồn gốc từ việc tăng tiêu hủy các acid nhân của các tế bào, giảm bài xuất acid uric qua thận, gây tăng acid uric trong máu, gây các đợt viêm khớp cấp, các cục tophy, gây sỏi thận, suy thận và nhiều bệnh lý liên quan.

Béo phì

Độ tuổi trung niên và cơ địa béo phì là hai yếu tố nguy cơ của các bệnh rối loạn chuyển hóa như gout, tăng mỡ máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch,…Hội chứng chuyển hóa gồm các bệnh trên đang là một xu hướng bệnh tật phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do một chế độ dinh dưỡng “quá dư thừa”.
Có sự liên quan giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ acid uric máu. Béo phì làm tăng tổng hợp acid uric máu và làm giảm thải acid uric niệu, kết hợp của cả 2 nguyên nhân gây tăng acid uric máu. Theo các thống kê gần đây, 50% bệnh nhân gout có dư cân trên 20% trọng lượng cơ thể.

người thừa cân dễ bị mắc bệnh gout
Trên 90% nam giới to béo mắc bệnh gout.

Tăng mỡ máu

Sự kết hợp giữa tăng mỡ máu và tăng acid uric máu đã được xác định. Có đến 80% người tăng mỡ máu có sự phối hợp của tăng acid uric máu, và khoảng 50 %-70% bệnh nhân gout có kèm tăng mỡ máu.

Ở bệnh nhân gout, ngoài sự rối loạn của thành phần mỡ máu, người ta còn nhận thấy có sự rối loạn của cholesterol, một loại lipoprotein có lợi, có tính bảo vệ đối với cơ thể.

Sự liên quan giữa gout và rối loạn lipid máu chính là một phần của hội chứng chuyển hoá bao gồm tăng BMI, béo phì vùng bụng, tăng mỡ máu, giảm HDL, tăng huyết áp, tiểu đường, tình trạng đề kháng insulin và nguy cơ bị bệnh mạch vành. Tăng acid uric máu kết hợp với béo phì vùng bụng là nhóm nguy cơ cao của bệnh tim mạch có liên quan đến sự đề kháng insulin.

biến chứng bệnh gout tới xương khớp
Các bệnh lý nguy hiểm liên quan tới gout.

Tăng huyết áp

Tăng acid uric máu được phát hiện ở 22 – 38 % bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị. Tỉ lệ bệnh gout trong dân số tăng huyết áp là 2 –12 %. Mặc dù tỉ lệ tăng acid uric máu tăng ở đối tượng tăng huyết áp nhưng không có sự liên quan giữa acid uric máu và trị số huyết áp. Có 25–50 % bệnh nhân gout có kèm tăng huyết áp, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì. Nguyên nhân gây nên mối liên hệ giữa bệnh gout và tăng huyết áp hiện nay chưa được biết rõ.

biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Gout là bệnh dẽ gặp nhưng rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Xơ mỡ động mạch

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối liên quan giữa gout và xơ mỡ động mạch. Tuy vậy tăng acid uric máu không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp của bệnh mạch vành. Tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch liên quan nhiều đến tình trạng béo phì hơn là liên quan đến sự tăng acid uric máu. ở bệnh nhân gout, các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tăng huyết áp, béo phì, đề kháng insulin, tăng mỡ máu góp phần làm tăng sự liên quan giữa acid uric máu và xơ mỡ động mạch. Các yếu tố nguy cơ này tự nó làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch, và như vậy, acid uric máu chỉ gián tiếp làm tăng nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch thông qua việc kết hợp với các bệnh lý có nguy cơ cao nói trên.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Suy thận – Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Gút không chỉ gây tổn thương các khớp xương mà còn tác động đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. Một trong những biến chứng nặng nề và nguy hiểm do bệnh gút là suy thận.
biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Suy thận biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Gút (thống phong) là kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat ở khớp làm tăng axit uric máu trong thời gian dài. Triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân gút là những đợt viêm cấp tính xuất hiện đột ngột, dữ dội, hay xảy ra vào ban đêm với biểu hiện: viêm sưng các khớp xương (nhất là ngón chân cái), phù nề, căng bóng; kèm theo những dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, sốt cao, khát nước,... Nếu không có chế độ dự phòng, điều trị bệnh gout thích hợp, những đợt viêm cấp sẽ tái diễn thường xuyên và chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ rất phức tạp, gây nhiều biến chứng, trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất,đe dọa tính mạng bệnh nhân gút là suy thận.
Theo thống kê, 10-15% bệnh nhân gút có những tổn thương tại thận, chủ yếu là viêm ở khe thận, cầu thận. Bên cạnh đó, nồng độ axit uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Chính những tổn thương này là lý do khiến bệnh nhân gút dễ mắc suy thận. Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút nhưng gây độc cho thận (probenecid, sulfinpyrazone, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid, colchicin,... ) khiến nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận. Vì vậy, việc theo dõi định kỳ nồng độ axit uric trong máu và chức năng gan, thận rất cần thiết để bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.
Trước khó khăn trong điều trị và những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút, hiện nay, nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân đang lựa chọn sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị gút mà vẫn đảm bảo an toàn cho thận.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Bệnh gout có cần tuyệt đối kiêng thịt gà không?

Thịt gà chứa hàm lượng protein cao, giàu dinh dưỡng phổ biến chính vì vậy mà nó được mọi người ưa thích và có mặt trong bữa ăn của mọi gia đình nhưng lượng purin khá lớn trong gà thì bệnh nhân gout thường tránh? Vậy bệnh nhân gout tuyệt đối phải kiêng thịt gà không sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
người bệnh gout có nên ăn gà
Ăn thịt gà có thể khiến bệnh gút trở nên trầm trọng?​

Thịt gà chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt một số chất có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân gút. Trong thịt gà chứa tất cả các loại vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B12) cùng các khoáng chất như sắt, đồng phốt pho, lưu huỳnh…. và nhiều loại axit amin khác, rất tốt cho sức khoẻ của mọi người và có thể ngăn chặn thậm chí là phòng tránh bệnh gút.

Hai loại khoáng chất có trong gà tốt cho bệnh gout

+ Selenium đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa của các cơ quan bài tiết như thận, gan. Chất này có tác dụng ngăn chăn sự kết tủa của acid uric, làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Hàm lượng selenium trong thịt gà khá cao.
+ Phốt pho là một khoáng chất rất cần thiết, nó không chỉ hỗ trợ răng và xương phát triển bền chắc mà còn giúp tăng khả năng bài tiết của gan và thận.

gà chứa nhiều chất dinh dưỡng
Gà có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bệnh gout.

Trái ngược với suy nghĩ từ bỏ, kiêng cử các loại thịt của nhiều bệnh nhân gút thì thịt gà là loại thịt nên ăn (điều độ và có kiểm soát), nó không những tốt cho sức khoẻ nếu biết chế biến và sử dụng đúng cách. Các chất khoáng có trong thịt gà chống lại sự loãng xương, viêm khớp và làm giảm dần những nguy cơ dẫn đến các vấn đề về xương-khớp, ngăn chặn bệnh gút phát triển. Mặt khác, homocysteine – một chất gây ra bệnh tim mạch có thể được kiếm soát tốt nhất bằng một loại acid amin đặc biệt trong thịt gà .

Định mức Purin có trong thịt gà

Thịt gà chứa một lượng purin khá lớn, tuy nhiên những người mắc bệnh gút vẫn có thể ăn thịt gà miễn không vượt quá 110mg – 175mg mỗi ngày. Làm thế nào để định mức Purin có trong thịt gà?

chế độ ăn hợp lý cho người bệnh gout
Người mắc bệnh gout cần có chế độ ăn hợp lý.
+ 100g ức gà chứa đến 175mg acid uric.
+ 100g chân gà chứa khoảng 110mg acid uric.
Bạn có thể chế biến thịt gà để giảm hàm lượng acid uric bằng cách : bỏ da sau đó nướng hoặc luộc nhưng không nên chiên, tránh thêm nước sốt kem hoặc nước thịt vì chúng chứa nhiều purin.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Top 10 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do gout

Những đợt tấn công của gout khiến người bệnh cảm thấy rất đau đớn. Bên cạnh sử dụng thuốc, người bị gout nên áp dụng các biện pháp tự nhiên để giúp giảm đau, kháng viêm một cách an toàn.
giảm đau do gout bằng liệu pháp tự nhiên
Các biện pháp tự nhiên giúp giảm cơn đau do gout.

1. Chườm lạnh

Người bệnh có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp hoặc dùng túi chườm lên vùng khớp bị sưng, viêm do gout. Chườm lạnh có tác dụng giảm lưu lượng máu đến vùng khớp bị sưng, viêm, giảm cảm giác đau đớn do cơn gout cấp tấn công.

2. Hãy để các khớp xương được nghỉ ngơi

Khi bị bệnh gout tấn công, người bệnh nên hạn chế vận động. Càng cử động nhiều, bạn sẽ càng bị viêm và đau nhiều hơn. Tốt nhất là bạn nên để các khớp xương được nghỉ ngơi.

3. Uống nhiều nước

Thông thường, acid uric có thể được đào thải qua đường tiết niệu. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước để tăng cường bài tiết, loại bỏ lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

4. Hạn chế uống rượu, bia

Rượu, bia chứa nhiều purin có thể tạo ra acid uric gây hại cho cơ thể. Do đó, bạn nên hạn chế uống rượu, bia để giảm lượng acid uric.

dinh dưỡng cho bệnh nhân gout
Bệnh gout cần hạn chế ăn các chất giàu protein và tuyệt đối kiêng bia, rượu.

5. Lựa chọn thực phẩm phù hợp 

Bạn nên ăn các loại thực phẩm như trái cây, rau quả, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt... để kháng viêm, giảm đau khi bị gout tấn công.

6. Tránh xa thực phẩm giàu purin 

Người bệnh nên tránh ăn những loại thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật và các loại thịt đỏ, hải sản...

7. Giữ cân nặng ở mức hợp lý 

Thừa cân làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh gout. Giảm cân sẽ làm giảm lượng acid uric trong cơ thể và giảm áp lực lên các khớp.

8. Hạn chế tiếp xúc với vùng đau

Bạn nên hạn chế tiếp xúc với vùng khớp xương bị đau. Khi bị gout tấn công ở ngón chân cái hay bàn chân, bạn không nên đi giày, xỏ tất.

9. Ngâm chân trong nước chứa muối Epsom


ngâm chân giúp giảm cơn đau gout
Muối Epsom giúp giảm đau do gout.

Ngâm chân trong nước chứa muối Epsom cũng là một biện pháp giúp giảm đau khớp do gout gây ra. Thành phần magne trong muối Epsom rất tốt trong việc thải độc tố. Bạn cũng có thể dùng muối tinh bình thường để ngâm chân.

10. Dùng sản phẩm thảo dược

Một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị đã được chứng minh hiệu quả là sử dụng các sản phẩm thảo dược. Trong đó, không thể không nhắc tới sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ trạch tả, kết hợp với thổ phục linh, nhọ nồi, nhàu, ba kích,... Sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả trong việc tăng cường chức năng gan, thận của cơ thể, hạ nồng độ acid uric trong máu, giảm các triệu chứng sưng, đau khớp, hỗ trợ điều trị gout.

Áp dụng 10 biện pháp tự nhiên trên, kết hợp giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng sẽ là cách nhanh chóng giúp bạn đẩy lùi nỗi lo về cơn đau do gout cũng như biến chứng nguy hiểm của bệnh sau này.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Bị gút có được ăn cá không ?

Cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất có ích cho sức khỏe của mọi lứa tuổi. Vậy tại sao mọi người thường khuyên những người bị gút không nên ăn cá? Điều đó sẽ được lương y Nguyễn Thị Hường chia sẻ sau đây.

dinh dưỡng cho bệnh gout
Cá chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Chúng ta thường được nghe rằng những người bị gút không nên ăn cá biển, mà đặc biệt là cá ngừ, vì hàm lượng purin cao của chúng có thể gây ra các cơn đau gút. Tuy nhiên người ta cũng hay thắc mắc rằng người bị gút có được ăn những loại cá khác ngoài cá ngừ không? Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên cần đi sâu xem xét về hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại cá ở mỗi bữa ăn hàng ngày để biết chúng có lợi ích và ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của bạn.

Hàm lượng dinh dưỡng của các loại cá

Cá được coi là loại thực phẩm tốt nhất, nó có mặt ở hầu hết các bữa ăn gia đình trên toàn thế giới. Trong cá chứa rất nhiều đạm, vitamin D và đặc biệt một số loại cá chứa rất nhiều các axit béo omega-3 – một chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ của mọi người, có khả năng chống lại rất nhiều bệnh tật phổ biến hiện nay. Axit béo Omega-3 cũng giúp phát triển não bộ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ hoặc Alzheimer.

cá tốt cho sức khỏe
Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra ăn cá thường xuyên rất tốt cho tim. Trong thực tế, nó được coi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để có một trái tim khỏe mạnh. Một lần nữa rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ăn cá thường xuyên sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Những người bị gút nên lưu ý việc này vì họ có nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ khá cao.

Bên cạnh đó hàm lượng vitamin D có trong cá giúp loại bỏ khả năng sói mòn khớp, xương do gút (hay viêm khớp dạng thấp) gây ra. Cá hồi là loại cá có chứa rất nhiều vitamin D.

Người bị gout có thể ăn những loại cá nào?

Đối với những người mắc bệnh gút, chỉ nên ăn các loại cá có thịt màu trắng (đa số là cá sông) và hạn chế các loại cá thịt đỏ. Ví dụ như cá hồi, cá rô phi, cá diêu hồng, cá bơn…Các loại cá kể trên chứa khoảng 50 – 150 mg purin/ 100 gram, và không gây ảnh hưởng cho những người bị gút.Các loại cá nên hạn chế như cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích,

cá hồi tốt cho bệnh gout
Cá hồi tốt cho bệnh gout.
Lưu ý : Cách chế biến nên hạn chế dầu mỡ, bạn nên nướng hoặc luộc để ăn thay vì chiên.

Dầu cá có hại cho bệnh gout không?

Purin có trong thịt cá nhưng lại không có ở dầu cá. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dầu cá để bổ sung EPA hoặc DHA mà không cần phải lo lắng. Một số loại dầu cá còn chứa rất nhiều Vitamin D, có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên tìm hiểu kỹ về thành phần của chúng (thường in trên nhãn hộp), hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có gây tác dụng phụ đối với các loại thuốc bạn đang sử dụng hay không.
Một số người mắc bệnh gút cho rằng dầu cá có tác dụng rất tốt đối với phòng bệnh gout vì hàm lượng Omega-3 trong dầu cá có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.

người bị gout nên ăn các loại dầu cá
Purin có trong thịt cá nhưng lại không có ở dầu cá.

Các bác sĩ, chuyên gia y tế thường khuyên “bạn chỉ nên ăn cá hai lần một tuần”. Cá là thực phẩm lành mạnh hơn, tốt hơn so với thịt bò, thịt cừu và thịt gà. Nếu bạn thích ăn cá, bạn có thể ăn mỗi ngày, nhưng chắc chắn rằng nó là loại thịt duy nhất bạn ăn ngày hôm đó để tránh làm tăng cao nồng độ acid uric trong máu.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Một số thực phẩm có lợi cho bệnh nhân Gout

Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút (thống phong) là sự kết tủa vi tinh thể muối urate natri. Một trong những biện pháp phòng chống bệnh gút là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purine.
rau xanh tốt cho sức khỏe
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân gout.

Rau cần

Cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Có thể dùng cả hai loại, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hằng ngày.

Súp lơ

Súp lơ là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao. 

Dưa leo

Tác dụng chữa bệnh gout bất ngờ với dưa chuột.
Dưa chuột là loại rau kiềm tính. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng bài tiết tích acid uric qua đường tiết niệu. 

Cải xanh

Cũng là loại rau kiềm tính, và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gút. 

Cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định. 

Cà tím tốt cho bệnh nhân gout.

Cải bắp, Củ cải

Củ cải, cải bắp là loại rau hầu như không có nhân purin,có tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin. 

Khoai tây

Khoai tây là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin.

Bí đỏ:

Tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu. 

Bí xanh

Tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Bí xanh là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt. 

Dưa hấu

Dưa hấu có tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính. 

Đậu đỏ

Đậu đỏ còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút. 

Lê và táo, nho


Ăn nhiều trái cây tốt cho sức khỏe.

Lê và táo là hai loại quả tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mãn tính. 

Nho có tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin. 

Sữa bò

Là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả cấp tính và mãn tính.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Làm thế nào để bệnh gút không trở nên nặng hơn?

Bệnh gút hay còn gọi là thống phong là một căn bệnh đang phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh thường gây nên những biến chứng nguy hiểm và gây đau đớn cho người bệnh. Chính vì vậy để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này bạn có thể làm theo những hướng dẫn mà lương y Nguyễn Thị Hường giới thiệu dưới đây .
kiến thức bệnh gout

Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh gout ngày càng cao do không có kiến thức về bệnh

Một số điều cần biết về bệnh gout

Phần lớn các trường hợp bệnh nhân đi khám đều đã ở giai đoạn nặng với nhiều biến chứng viêm nhiều khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, có nhiều u cục ở sụn vành tai, ở phần mềm cạnh khớp, suy thận, rối loạn lipit máu, tiểu đường, cao huyết áp, mạch vành.

Trong các bệnh lý về khớp thường gặp, gout đứng thứ ba sau thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp. Trên 90% bệnh nhân gout là nam giới tuổi từ 30-60 có liên quan đến uống quá nhiều rượu bia, ăn nhiều đạm, hải sản, phủ tạng động vật...

Trước đây bệnh gout thường bị chẩn chung là viêm khớp cấp hoặc chẩn đoán nhầm lẫn với nhiều loại viêm khớp khác. Lý do là gout có nhiều triệu chứng giống các bệnh khớp khác như đau nhức, sưng, nóng, đỏ, căng bó các khớp.
Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh gout

biểu hiện của bệnh gout
Triệu chứng ban đầu của bệnh gout.

Nguyên nhân gây bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa purine làm tăng lượng acid uric trong máu. Lượng acid uric càng cao thì nguy cơ mắc bệnh gout càng lớn. Tăng acid uric máu đơn thuần thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, có thể kéo dài 20-40 năm mà không có biểu hiện gì trên lâm sàng.

Khoảng 10% phát triển thành bệnh gout với các biểu hiện chính là những đợt viêm cấp ở một khớp, nhất là khớp bàn ngón chân cái, khớp bàn ngón chân thứ hai, bàn chân, gối. Cơn đau xảy ra đột ngột thường vào nửa đêm về sáng, sưng, nóng, tấy đỏ... rồi giảm nhanh vài ngày sau đó mặc dù không điều trị gì.

Khoảng cách giữa cơn đau đầu tiên với cơn đau thứ hai có thể từ vài tháng đến vài năm, thậm chí 10 năm. Càng về sau khoảng cách này ngắn lại. Thông thường lúc đầu bệnh gout có thể được hạn chế và đáp ứng tốt với các thuốc kháng viêm, giảm đau, bệnh nhân tưởng đã khỏi hoặc mình không mắc gout.

Tuy nhiên sau đó bệnh lại tái phát viêm đau các khớp càng nhiều và kéo dài, không tự khỏi, không thành các cơn điển hình, biểu hiện ở nhiều khớp đối xứng.

Bệnh chuyển sang mạn tính với nhiều biến chứng nặng nề, nhất là biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, u cục nổi lên ở vành tai, hạn chế vận động khớp, ảnh hưởng tới thận... Dưới lớp da mỏng có thể nhìn thấy cặn trắng.

chế độ ăn cho người bị gout
Dinh dưỡng cân đối, phù hợp giúp phòng tránh và đẩy lùi bệnh gout.

Lưu ý dành cho bệnh nhân gout

Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa, có thể dự phòng sớm được. Đó là duy trì lượng acid uric máu ở mức hợp lý bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, uống, sinh hoạt, không uống rượu bia, hạn chế những thức ăn nhiều đạm(cá trích, cá hồi, cá mòi, trứng vịt lộn), phủ tạng động vật(tim, gan, lá lách, óc, bầu dục...).
Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng. Cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm máu kiểm tra lượng acid uric. Nếu lượng acid uric cao hơn mức bình thường 70 mg/lít thì được xếp vào loại tăng acid uric máu, có nguy cơ mắc bệnh gout rất cao. Với nhứng ai đã mắc gout, tuyệt đối không dùng thuốc corticosteroid vì thuốc sẽ làm cho bệnh nặng thêm, khó điều trị.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Những lời khuyên hữu ích dành cho người bị bệnh gút

Bệnh gút gây ra những đau đớn và khổ sở cho cả sức khỏe và tinh thần người bệnh. Để có thể điều trị và chữa khỏi căn bệnh này thì chế độ ăn uống và luyện tập dành cho người bệnh gút cũng là điều vô cùng quan trọng, bạn có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích dành cho người bị bệnh gút mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.
lưu ý về bệnh gout
Những lời khuyên hữu ích dành cho người bị bệnh gút.

1. Chế độ ăn

a. Thực phẩm bệnh gout nên hạn chế ăn
Người bệnh gout cần chú ý đến chế độ ăn điều độ, không được nhịn đói, không được bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối.
Hạn chế tối đa các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem, bánh gato có kem.
Tránh ăn các đồ thịt cá rán, thịt chó, nước canh xương hầm, canh cá; tránh ăn một số loại rau quả như các loại đậu đỗ, súp lơ, các loại cà, củ cải.
b. Dinh dưỡng cho người bệnh gout
Có thể ăn thịt màu trắng như thịt lườn gà, thịt thỏ, vịt...chúng tốt với cả những người béo hay có bệnh lý tim mạch kèm theo vì chứa ít cholesterol. Sữa và các chế phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu... đều là các thức ăn tốt cho phòng và điều trị bệnh Gout.
Bánh mỳ, trứng và đa số các loại trái cây, rau quả (khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành tỏi...trừ cà chua) là những thức ăn mà người bị Gout có thể sử dụng được.

chế độ ăn cho bệnh nhân gout
Chế độ ăn quyết định rất nhiều tới việc điều trị bệnh gout.

2. Chế độ uống:

Không uống rượu, bia, nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga. Tăng cường uống nhiều nước (2 – 3 lit/ ngày), các loại nước khoáng có tỷ lệ chất khoáng thấp và tính kiềm có tác dụng đào thải bớt lượng acid uric thừa trong cơ thể, có thể uống 1 – 3 cốc/ ngày trước bữa ăn 1 giờ trong giai đoạn tái phát của bệnh.
Việc ăn uống này giúp duy trì nồng độ acid uric. Đồng nghĩa với đó nếu không có chế độ ăn duy trì đươc nồng độ acid uric thì việc tăng cao hàm lượng chất này đột ngột sẽ dẫn đến cơn Gout cấp.
Chế độ sinh hoạt: Không nên có những hoạt động nặng hay kéo dài vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc gây ra áp lực lên mặt khớp, dẫn đến hư sụn khớp.
Chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất (lao động quá mức, chấn thương...). cần tập thể dục, đi bộ, chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng.
Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, luyện tập các bài tập vừa rèn luyện sức bền vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe chung, giảm cân và điều hòa quá trình trao đổi chất. Song cần được nghỉ ngơi, nghỉ tập trong giai đoạn bệnh tái phát.

thực phẩm tốt cho bệnh gout
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout.

3. Một số loại trái cây rất có ích cho người bị gút là: 

Khóm (thơm). Khóm giúp làm giảm đau và ngăn chặn cơn viêm khớp cấp do gút. Tác dụng của khóm là do trong nó có một men được gọi là bromelain. Men này cũng làm giảm sưng. Khóm cũng chứa nhiều kali, acid folic. Kali giúp thải acid uric ra khỏi cơ thể. Acid folic là vitamin nhóm B, giúp sửa chữa các sẹo của mô bị tổn thương trong cơn gút cấp. Với người bị gút, khóm có thể được sử dụng như thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng nếu đang bị viêm loét dạ dày tá tràng. 
Dâu tây giúp làm giảm tình trạng viêm do nó có chứa nhiều vitamin C so với các trái cây khác. Dâu tây cũng có chứa chất quecritin giúp làm giảm sưng, đặc biệt tốt khi dùng cùng với khóm.
Blueberry (việt quất) là thứ trái cây tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho người bị gút. Blueberry có hoạt tính kháng viêm là do có hoạt chất được gọi là anthocyanin. Nó còn có hoạt tính làm giảm acid uric máu. Không chỉ giúp ích trong gút, anthocyanin còn có hoạt tính chống oxy hóa có lợi ích cho sức khỏe tim mạch, phòng ngừa ung thư.
Nho cũng có chứa một lượng lớn anthocyanin. Màu tím thẫm hay xanh đậm của nho là do nhóm hóa chất này.
Chuối, bưởi có rất nhiều kali, một chất quan trọng trong việc điều trị gút. Kali cũng giúp thận thải tinh thể urate qua nước tiểu. Bên cạnh đó, bưởi cũng có nhiều vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm.

4. Điều trị bệnh gút


thuốc đông y chữa bệnh gout
Chữa bệnh gout bằng thuốc nam an toàn, hiệu quả.

Với cơn đau cấp tính. Sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp nghỉ ngơi cho khớp bị đau.
Phẫu thuật: Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng trong điều trị gút. Thi thoảng, dùng phẫu thuật để lấy đi tophi bị nhiễm trùng hay tophi ảnh hưởng vào cử động khớp. Một số trường hợp khớp bị biến dạng do gút, phẫu thuật giúp cho khớp cải thiện chức năng và cử động của khớp.
Hiện nay, việc chữa trị bệnh gút bằng Tây y đã không loại bỏ triệt để được căn bệnh này và còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây nguy hại cho sức khỏe. Bởi vậy, đã có rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu về cách thức điều trị bệnh gút theo phương pháp Đông y.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Vai trò của nước đối với các bệnh nhân gút

Bệnh gút là căn bệnh xuất hiện do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Theo nghiên cứu mới nhất thì nước trắng có vai trò rất tốt đối với người bị bệnh gút, nên chỉ cần uống nhiều nước trong ngày là bạn đã góp phần không nhỏ vào việc điều trị bệnh gút.
bệnh nhân gout nên uống nhiều nước mỗi ngày
Nước có vai trò quan trọng với bệnh nhân gout.

Trong cơ thể con người 70% là nước chính vì vậy nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc điều trị các căn bệnh như sốt, giải độc...Đặc biệt nước cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc điều trị bệnh gút.

Theo lương y Nguyễn Thị Hường với những bệnh nhân gout, ngoài việc duy trì chế độ ăn hợp lý, kiêng thực phẩm giàu purin... thì việc uống nhiều nước trong ngày sẽ tăng cường đào thải axit uric qua đường tiểu tiện.

Việc uống nhiều nước, nước khoáng có độ kiềm cao, nước không có ga sẽ giúp thải acid uric được tốt hơn đây cũng là một biện pháp phòng tránh cơn gout cấp và bệnh nhân gout cần tuân thủ điều trị để tránh suy thận, sỏi thận.

chanh bạc hà tốt cho sức khỏe
Nước chanh bạc hà tốt cho bệnh gout.

Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh gout do đó người bị gout cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản dưới đây:
  • Đảm bảo cung cấp năng lượng từ 30-35 calo/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít /ngày. Không uống rượu, bia.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng. Với người béo cần có chế độ giảm calo.
  • Loại bỏ thực phẩm giàu purin ra khỏi thực đơn hàng ngày như: các loại thịt thú rừng, phủ tạng, thịt lợn, thức ăn chiên- rán, cá trích, cá hộp...
  • Hạn chế các thực phẩm như: Thịt, cá (100g/ngày), tôm, cua, ốc, rau khô, trứng, sữa và sản phẩm sữa.
  • Không nên ăn quá no trong một bữa mà chia nhỏ bữa ăn từ 3- 4 bữa/ngày.
  • Không dùng các thực phẩm và đồ uống có khả năng gây đợt gút cấp như bia, nước có ga, cà phê, chè...

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

3 điều cần lưu ý khi chữa trị bệnh gút

Trong chữa trị bệnh gút có một số nguyên tắc cần lưu ý để quá trình điều trị hiệu quả hơn, đó là: điều trị cơn gút cấp, điều trị dự phòng cơn gút cấp và chế độ ăn uống sinh hoạt. Các bạn hãy lưu ý nhé!
bệnh gout gây đau nhức xương khớp
Gout cấp gây đau đớn nhức nhối cho người bệnh.

1. Tác dụng phụ khi điều trị cơn Gút cấp bằng thuốc tây

Hậu quả của cơn Gút cấp chính là gây ra viêm khớp cấp do vậy chúng ta dùng những nhóm thuốc chủ yếu là chống viêm, giảm đau nhưng lại dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể:

+ Colchicin: Đây là là thuốc được lựa chọn hàng đầu điều trị cơn Gút cấp, do tác dụng chống viêm chọn lọc của thuốc này mà nhiều năm nay vẫn ưa chuộng, thuốc được chỉ định dùng ngay trong 12-36 giờ đầu của cơn Gút cấp, liều dùng cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa do tác dụng phụ của thuốc có thể gây ỉa chảy, buồn nôn, và có nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương...

+ Nhóm thuốc Corticosteroid: Ít được sử dụng do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt: Ở những bệnh nhân viêm nhiều khớp cùng một lúc, không đáp ứng với colchicin và thuốc chống viêm không steroid hoặc sử dụng một số chế phẩm tiêm nội khớp bị viêm.

2. Điều trị dự phòng cơn Gút cấp

Chính là mục tiêu giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức, ngăn ngừa hình thành bệnh gút mạn tính

thực phẩm bệnh gout nên tránh
Một chế độ ăn hợp lý, dinh dưỡng là cần thiết đối với bệnh nhân gout.

3. Chế độ ăn uống sinh hoạt

Đối với bệnh nhân thừa cân và béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ. Chế độ ăn giảm đạm ( thịt ăn không quá 150g/ngày), đặc biệt cần hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều purin như phủ tạng động vật (lòng lợn tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi)...các loại thịt có màu đỏ và các loại hải sản.

Kiêng rượu bia và các chất kích thích như ớt, cà phê, hạt tiêu.

Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa), đặc biệt là nước khoáng có kiềm để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu. Ăn cháo, súp...

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, măng, rau actiso. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men...

Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi cả tinh thần và thể chất (lao động quá mức, chấn thương...). Cần tập thể dục phù hợp và duy trì liên tục như: đi bộ, bơi, cầu lông, bóng bàn, đạp xe...

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Bệnh gout và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Tôi năm nay 52 tuổi, bị gout đã gần 10 năm nay, thời gian gần đây tôi thường xuyên bị tái phát, đau lan lên khớp trên cánh tay, và đã bị ảnh hưởng đến thận nữa. Tôi không hiểu là các biến chứng đó do bệnh gout gây ra hay do tôi lạm dụng thuốc Tây trong thời gian điều trị bệnh? Tôi mong được lương y giải đáp những thắc mắc này. Tôi xin cảm ơn!

biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout.

Chào bạn! Lương y Nguyễn Thị Hường giải đáp các thắc mắc của bạn như sau:

Bệnh gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể như: gan, thận, khớp, tim,... Trong đó thận là một cơ quan có vai trò quan trọng trong bệnh gút. Thực tế điều trị cho thấy thận có thể là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh gút, nhưng cũng có thể là hậu quả của bệnh gút.

Biến chứng gây tổn thương xương khớp:

Ở bệnh nhân gút, tinh thể urat natri lắng đọng ở đâu sẽ gây tổn thương ở đó. Khớp, thận, phần mềm quanh khớp, tim, mạch máu… là những nơi hay phát hiện thấy tinh thể muối urat natri. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, theo thời gian, tổn thương ngày càng nhiều và gây ra những biến chứng xương khớp gây hậu quả nặng nề.

biến chứng của gout tới xương khớp
Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout.

Người mắc gout phải đối diện với nguy cơ bị hủy hoại khớp, các đầu xương khiến bệnh nhân giảm dần khả năng đi lại dần trở nên tàn phế. Khi các hạt tophi bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây viêm khớp, nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
Biến chứng gây tổn thương thận:

Ngoài những ảnh hưởng tới xương khớp, người bệnh gout còn phải đối mặt với nguy cơ tổn thương tới thận. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu gây nên sỏi thận. Nhiều trường hợp bệnh nhân không phát hiện mình đang bị tổn thương thận nên vẫn tiếp tục sử dụng thuốc gout khiến tình trạng của thận ngày càng trầm trọng hơn. Nếu thận bị tổn thương bạn vẫn tiếp tục điều trị gout gây độc cho thận khiến nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng bị nặng hơn, lâu sẽ dẫn tới suy thận. Ngoài ra còn có thể dẫn tới nguy cơ ứ nước, ứ mủ và các nguy cơ khác như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, …..

biến chứng bệnh gout tới thận
Biến chứng bệnh gout gây sỏi thận ở người bệnh.

Biến chứng khi sử dụng thuốc:

Gout dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp. Khi bị chẩn đoán như vậy việc điều trị bằng nhiều loại kháng sinh khác nhau có thể dẫn tới nguy cơ gây ngộ độc kháng sinh, ngộ độc gan, có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh gout cũng có thể nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp việc điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau có thể dẫn tới biến chứng như: lao, loãng xương, đái tháo đường, tăng huyết áp.
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau trong quá trình điều trị cũng gây không ít tác dụng phụ đến cơ thể: đau dạ dày, viêm đại tràng, ngộ độc gan….

Với những chia sẻ trên, ít nhiều đã giúp bạn nhận ra những nguy hiểm khôn lường của bệnh gout cũng như những phương pháp điều trị thích hợp để tránh và giảm thiểu tối đa các biến chứng trên bạn nên điều trị bệnh kịp thời và phòng bệnh khi bệnh còn nhẹ.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Các loại đồ uống người bị bệnh gout nên tránh.

Bệnh gout là một loại viêm khớp đau đớn nhất, mà đa phần là người bệnh thường bỏ qua những lưu ý về sức khỏe như các loại thực phẩm hay đồ uống làm tăng lượng axit uric trong máu lên cao khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
lưu ý cho người bệnh gout
Nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống không tốt cho bệnh gout.

1. Sữa đậu nành

Những người mắc bệnh Gout cũng không nên sử dụng sữa đậu nành. Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa Purine gây ra trong khi hàm lượng Purine có trong sữa đậu nành tương đối cao.

2. Đồ uống có đường

Những người có nguy cơ mắc bệnh gout nên tránh các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước soda, nước hoa quả. Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích thân hình làm ra ra axit uric nhiều hơn.

bệnh gout nên hạn ché dùng đồ uống có ga
Người mắc bệnh gout hạn chế dùng đồ uống nhiều đường.

Một nghiên cứu tìm thấy rằng, những người tiêu thụ nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác. Năm 2010 , các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng , uống đồ uống chứa fructose mỗi ngày, phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh gout hơn so với những người khác.

3. Bia

Acid uric là nguyên nhân chính gây lên bệnh gút. Acid uric là sản phẩm của quá trình phân hủy chất đạm purin và được bài tiết khỏi cơ thể qua đường tiểu. Thói quen sử dụng các đồ ăn, thức uống giàu chất purin đều dẫn đến tăng axit uric trong máu. Ngoài các thức ăn bồ dưỡng như thịt bò, cá, tôm, cua, phủ tạng động vật…, bia cũng được xem là nguồn cung cấp quá lớn nhân purin gây tăng acid uric trong máu và bệnh gút.

nguyên nhân gây bệnh gout
Người uống nhiều rượu bia dễ mắc bệnh gout.

Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh gout với những người có xu hướng dễ mắc bệnh. Nguyên nhân là do uống bia không chỉ làm gia tăng hàm lượng uric-acid mà còn cản trở quá trình loại trừ chất này ra khỏi cơ thể.

4. Rượu

Không giống như bia, rượu tuy không phải là nguồn cung cấp purin dồi dào, song đây là đồ uống cần nên tránh cho quý ông bị gút. Chất cồn trong rượu làm suy giảm chức năng hoạt động của gan thận, gây mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric trong cơ thể.

rượu bia tăng lượng axit uric trong máu
Người bệnh gout tuyệt đối nên kiêng rượu bia.

Theo các bác sỹ, nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận thường do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do ăn nhiều thức ăn giàu đạm và uống nhiều rượu. Việc uống nhiều rượu, rượu mạnh không những góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại các tổ chức, gây cơn gút cấp, gây sỏi thận.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Nguyên nhân chính của bệnh gout

nguyên nhân gây bệnh gout
Axit uric là nguyên nhân chính gây bệnh gout.

Nguyên nhân gây bệnh Gout

Gút là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,...
Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng. 

Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric


axit uric trong máu cao là nguyên nhân gây bệnh gout
Axit uric là nguyên nhân chính gây lên bệnh gout.
Tăng bẩm sinh: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. trường hợp này rất hiếm và rất nặng.
Bệnh gout nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.
Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :
- Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.
- Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính. 
- Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh. 

Vai trò của acid uric trong viêm khớp


nguyên nhân gây bệnh gout
Axit uric gây lắng đọng là khớp.
Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng: 

- Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch. 

- Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh. 

- Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Người trẻ tuổi có thể mắc bệnh gout được không?

Cháu năm nay 24 tuổi ! Lâu lâu cháu bị đau ở ngón chân kế ngón cái, một tháng đau khoảng 2-3 lần ! Cháu tìm trên mạng về triệu chứng bệnh thì thấy giống với bệnh gout nhưng cháu còn trẻ có thể mắc bệnh đó được không ạ? Như cháu thì điều trị như thế nào và có thể chữa khỏi được không ạ !
bệnh gout thường gặp
Bệnh gout là một dạng viêm khớp đau đớn nhất.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Lương y Nguyễn Thị Hường có giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn thêm một số điều cần biết về bệnh gout như sau:

Bệnh gout nguyên nhân và biểu hiện

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh Gout, hiện chưa rõ, nhiều khả năng là do những rối loạn rối loạn purine tại gen, nhưng bệnh Gout đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine ở người, làm tăng tổng hợp acid uric và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài, gây tăng acid uric trong máu, gây thêm một hoặc nhiều biểu hiện sau:
- Viêm một khớp cấp (thường ở ngón chân cái) được gọi là cơn Gout cấp.
- Có các khoảng hoàn toàn khỏi giữa các đợt viêm khớp cấp.
- Xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai.
- Có sỏi thận (sỏi urate), suy thận mãn.

biến chứng của gout tới xương khớp
Biến chứng của gout tới xương khớp.

Ở giai đoạn đầu, bệnh Gout có những đặc điểm lâm sàng khá đặc trưng, đa số dễ nhận biết nếu được chú ý từ đầu:
- Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp.
- Thường bắt đầu vào cuối những năm 30 và đầu những năm 40 của cuộc đời, tuổi bắt đầu làm nên của những người đàn ông thành đạt.
- Khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được. Hiện tượng viêm thường không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3-7 ngày. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, nôn ói…).
- Có thể có các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu... kèm theo
- Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh.

biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Biến chứng của bệnh gout.

- Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dâ gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ... hoàn toàn khỏi (những năm đầu).

Điều trị bệnh gout

Một khi đã mắc bệnh gút thì cơn gút cấp sẽ xảy ra sớm hoặc muộn dù bạn có dùng hay không dùng thuốc. Mục tiêu trong điều trị bệnh gút chính là giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn khi bị cơn gút cấp tấn công, giúp khoảng cách giữa các cơn gút dài ra, ngăn ngừa các cơn tấn công khác và tránh sự hình thành của sạn thận và khối u dưới da quanh khớp bị gút. Quá trình điều trị thành công có thể giúp làm giảm các khó chịu do triệu chứng gút gây ra cũng như giảm mức độ phá hủy về lâu dài ở những khớp xương bị gút.

Điều trị bằng thuốc tây

Sau khi chẩn đoán gút được xác định, một số loại thuốc sẽ được chỉ định trong điều trị cơn gút cấp. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc chống viêm không Steroid (NSAID). Bên cạnh đó, ta có thể sử dụng một số thuốc như colchicine. Nếu các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời. Một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến hiện nay là kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

Điều cần lưu ý là các bệnh nhân mạn tính, sau khi bị mắc gút trong một thời gian dài mà không chữa khỏi, sẽ có thể kéo theo một số bệnh khác như suy thận, gan, phù nề giữ nước. Việc sử dụng thuốc để chữa các bệnh này một cách không có kiểm soát sẽ làm cho bệnh gút thêm nặng hơn.

Điều trị bằng dược liệu

đông y chữa bệnh an toàn, hiệu quả
Đông y chữa bệnh gout hiệu quả mà không gây tác dụng phụ cho bệnh.

Để hỗ trợ điều trị bệnh gout, giảm axit uric trong cơ thể có thể dùng một số liệu pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả bao gồm các thảo dược lành tính có tác dụng vừa công vừa bổ đối với xương khớp như: Trái anh đào, Cây móng quỷ, Cỏ linh lăng, Giấm táo, Bồ công anh, Các loại thảo dược khác,..

Các chiết xuất từ thực vật như hạt cần tây, lá cần tây tươi, sung sấy khô, nghệ, vỏ quế và lá cây hương thảo có tác dụng giúp làm giảm đáng kể hàm lượng axit uric trong huyết tương và trong nước tiểu do các chiết xuất này có tác dụng chống oxi hóa và kháng viêm nhờ có chứa các hợp chất phenolic, các axit béo chưa bão hòa, các axit béo mạch dài và các phytosterols. 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com