Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Bệnh gút tái phát nhiều lần: Làm thế nào?

Qua nhiều cơn gút cấp, người bệnh hoàn toàn có thể xác nhận họ đã vượt qua giai đoạn “chớm” gút và đã phát bệnh. Bệnh gút tái phát nhiều lần không chỉ khiến người bệnh gặp các cơn đau khớp dữ dội, nó còn là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang đi trên con đường tàn phế nếu không được điều trị một cách hiệu quả.

Đa số bệnh nhân bị gút lần đầu sẽ không chịu được cơn đau đớn dữ dội do gút cấp và phải nhập viện ngay trong đêm (cơn gút cấp đầu tiên thường xuất hiện vào ban đêm). Người bệnh sẽ được điều trị và trở về nhà khi cơn gút cấp không còn. Tuy nhiên, sau khi điều trị, rất nhiều bệnh nhân không tuân thủ điều trị hoặc ăn uống quá nhiều thịt, hải sản… những thực phẩm giàu purin khiến bệnh gút tái phát nhiều lần.

 Bệnh gút tái phát nhiều lần: Làm thế nào?
Bệnh gút tái phát nhiều lần có thể khiến bệnh nhân tàn phế


Nghiên cứu cho thấy nếu bạn bị mắc gút lần đầu tiên, trong vòng 1 năm sau đó, có nguy cơ mắc gút cấp lần thứ hai là 62%. Giáo sư Herbert Baraf – chuyên gia thấp khớp, Đại học George Washington, Mỹ cho biết: “Theo thời gian, các cơn gút cấp tái phát nhiều lần khiến xương và sụn khớp bị tổn hại vĩnh viễn, gây tàn phế cho bệnh nhân”.

Bệnh gút xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu vì một nguyên nhân nào đó mà tăng cao bất thường, dẫn đến lắng đọng và hình thành các tinh thể urat sắc nhọn trong khớp gây đau đớn dữ dội. “Đa số các cơn gút cấp đều có thể điều trị tốt và ngăn chặn được gút hiệu quả nhưng vấn đề lớn nhất là bệnh nhân không tuân thủ điều trị của bác sỹ, dẫn đến bệnh gút có cơ hội tái phát nhiều lần”, PGS. Lianne Gensler - Đại học California, San Francisco, Mỹ cho biết.

Nếu bạn bị bệnh gút tái phát nhiều lần, đừng do dự mà hãy đến gặp bác sỹ ngay. Bạn cũng đừng ngại ngùng chuyện mình lỡ bỏ dở thuốc điều trị hoặc lỡ ăn uống không theo chỉ dẫn của bác sỹ bởi việc điều trị bệnh mới là điều quan trọng nhất. Thông tin từ WebMD – mạng lưới thông tin của hơn 100 chuyên gia sức khỏe đầu ngành của Mỹ sẽ giúp bạn có thêm thông tin về phòng gút tái phát.

- Hỏi bác sỹ điều trị về những loại thuốc có thể bạn đang dùng như thuốc hạ huyết áp, thuốc hóa trị ung thư, niacin (thuốc bổ sung vitamin B) và aspirin. Những loại thuốc này làm tăng nồng độ axit uric trong máu cần được thay thế bằng các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sỹ.

- Uống nhiều nước hơn để hạn chế trạng thái kết tinh của axit uric.

- Tránh uống rượu bia. Một ly rượu vang đỏ mỗi ngày có thể giúp hạn chế gút cấp.

- Hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng (lòng, gan, tim, phổi, lá nách, cật…) cá mòi, cá cơm… là các loại thực phẩm chứa nhiều purin.

- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì.

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường.

- Sử dụng các loại thảo dược giúp kiểm soát lượng axit uric trong máu như: Cây Yucca, hạt cần tây, hạt kế sữa, quả anh đào đen, củ nghệ, lá atiso…

Kiểm soát bệnh gút mãn tính


Chuyên gia thấp khớp, Giáo sư Tuhina Neogi – Đại học Y khoa Boston, Mỹ cho biết: “Sau lần bị bệnh gút đầu tiên, người bệnh thường được chờ cho đến khi cơn gút cấp lần thứ hai đến mới bắt đầu kê thuốc giảm axit uric máu với liều lượng thích hợp”.Với những bệnh nhân có biến chứng (khối u, hạt tophi), việc điều trị sẽ được tiến hành ngay. Kiểm soát cơn gút cấp thực tế là kiểm soát nồng độ axit uric trong máu, cũng tương tự như kiểm soát đường huyết trong bệnh đái tháo đường, kiểm soát cholesterol máu trong rối loạn mỡ máu.

Trong quá trình điều trị khoảng 2 tuần sử dụng thuốc hạ axit uric máu, người bệnh sẽ bị thêm một lần gút cấp. Do đó, các bác sỹ thường kê thêm thuốc chống viêm đi kèm. Thuốc chống viêm thường được khuyến cáo sử dụng trong vòng 06 tháng cho đến khi các tinh thể axit uric được loại bỏ hoàn toàn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bệnh gút và biến chứng hạt tophi

Bệnh gút không chỉ gây đau đớn, những hình ảnh của biến chứng bệnh gút có thể khiến cho bất kỳ ai, không chỉ là bệnh nhân gút, cảm thấy sợ hãi. Bệnh gút có thể điều trị được nếu người bệnh phát hiện sớm và tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị phát hiện muộn, hoặc điều trị không đúng cách, các biến chứng do bệnh gút có thể xuất hiện.

Biến chứng bệnh gút có thể bao gồm các cục u nhỏ hình thành dưới da (hạt tophi), cũng có thể gây tổn thương, biến dạng khớp xương khiến người bệnh bị tàn phế, tinh thể axit uric hình thành trong thận khiến người bệnh mắc sỏi thận. Dưới đây là thông tin về biến chứng phổ biến nhất của bệnh gút: Hạt tophi.

Bệnh gút và biến chứng hạt tophi
Hạt tophi thường xuất hiện ở các phần mềm quanh khớp xương

Tại sao hạt tophi quan trọng với bệnh nhân gút?


Hạt tophi xuất hiện là một trong những tiêu chí cho thấy người bệnh đã bắt đầu bước vào giai đoạn cuối của bệnh gút. Bệnh nhân gút thường quan tâm nhiều hơn đến sự đau đớn do các cơn gút cấp gây ra mà ít khi nghĩ đến những hạt tophi nhỏ đang bắt đầu hình thành.

Hạt tophi thường lớn dần và phát triển gần nhau tạo thành từng cụm khối u lớn. Các khối u này không gây đau đớn cho đến khi nó vỡ ra, chảy dịch axit uric gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Hạt tophi còn phá hủy các khớp xương, làm tổn hại các cơ quan khác. Hạt tophi có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Nếu xuất hiện ở trong tim, tophi có thể khiến cho người bệnh tử vong.

Sự hình thành hạt tophi


Đa số bệnh nhân gút đều biết bệnh của họ do một chất thải dư thừa trong máu có tên là axit uric. Nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn tới sự hình thành các tinh thể nhỏ, hình mũi kim sắc nhọn trong và xung quanh các khớp, gây viêm, sưng, đau đớn.

Hạt tophi cũng được cấu tạo từ các tinh thể axit uric, là các cục u dưới da có màu trắng hoặc màu vàng nhỏ. Tophi thường không gây đau nhưng ở những vùng da như ngón tay, ngón chân khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động và sinh hoạt. Hạt tophi có thể gây viêm tại chỗ nó “chiếm đóng” và chảy mủ.

Các vị trí dễ hình thành hạt tophi là:

- Ngón chân, gót chân

- Đầu gối

- Ngón tay, khuỷu tay, cẳng tay

- Đôi tai

Hạt tophi thường xuất hiện khoảng vài năm cho đến hàng chục năm sau khi bệnh nhân bị cơn gút cấp đầu tiên, tùy thuộc vào người bệnh được điều trị có hiệu quả hay không, hoặc không được điều trị. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh gút đã ở giai đoạn nặng, người bệnh cần được điều trị tích cực ngay để giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Nếu người bệnh có hạt tophi quá lớn hoặc gây đau đớn thì phẫu thuật cắt bỏ là một điều trị cần thiết.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh gút mạn tính

Bệnh gút mạn tính là giai đoạn cuối của bệnh gút với nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất hiện hạt tophi, suy thận, sỏi thận, nhiễm trùng… cho dù người bệnh tuân thủ điều trị, những loại thuốc điều trị bệnh gút luôn luôn có những tác dụng phụ đáng kể.

Người ta nói cơn gút cấp đầu tiên hoặc tình trạng giả gút là “phát súng cảnh báo” đầu tiên với mọi bệnh nhân gút. Nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách (không có sự chỉ định của bác sỹ, tự ý bỏ điều trị), người bệnh có nguy cơ cao bị bệnh gút mạn tính sau nhiều lần bị gút cấp.

Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh gút mạn tính
Bệnh gút thường gặp ở nam giới hơn là nữ giới

Hạt tophi là một biến chứng của bệnh gút, cũng là dấu hiệu cho thấy người bệnh đã ở giai đoạn cuối của căn bệnh này. Hạt tophi có cấu trúc là tinh thể axit uric xuất hiện bên ngoài khớp, trong các phần thịt mềm dưới da, nổi lên thành các khối u lớn dần theo thời gian.

Các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân gút chủ yếu là thuốc giảm nồng độ axit uric trong máu như Allopurinol, thuốc điều trị sưng viêm do gút như Colchicin, Diclofenac. Đây đều là những loại thuốc điều trị bệnh gút được sử dụng phổ biến nhất.

Tác dụng phụ của Allopurinol


Allopurinol là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ, chủ yếu là tác động lên đường tiêu hóa khiến bệnh nhân bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc buồn ngủ. Người bệnh được điều trị với liều lượng thấp và chia nhỏ thành nhiều liều trong ngày để làm giảm tác dụng phụ của thuốc.

Đây là loại thuốc có công dụng tốt với bệnh nhân mắc gút nên được sử dụng rất phổ biến mặc dù có nhiều tác dụng phụ. Trong một số trường hợp hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, người bệnh cần đến gặp bác sỹ ngay:

- Tê ngứa tay chân

- Dễ bị bầm tím, chảy máu trong

- Có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đau họng dai dẳng

- Mệt mỏi bất thường, đau mỏi nhiều vị trí trên cơ thể

- Đi tiểu ra máu

- Vàng mắt/ vàng da

- Nước tiểu sẫm màu

- Giảm cân bất thường

- Đau mắt, suy giảm thị lực

- Đau bụng dữ dội, đau dạ dày nặng

Tác dụng phụ của Colchicin


Bệnh nhân sử dụng Colchicin trong điều trị bệnh gút có thể mắc các tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, chuột rút, đau bụng và nôn mửa. Nếu bất cứ phản ứng tác dụng phụ nào kéo dài hoặc xấu đi, bạn nên đến gặp bác sỹ ngay. Colchicin còn khiến nam giới bị giảm tinh trùng, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới trẻ tuổi.

Tác dụng phụ của Diclofenac


Các tác dụng phụ thường gặp của Diclofenac là: Đau bụng, buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, trào ngược axit dạ dày, nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt. Bệnh nhân dùng Diclofenac có nguy cơ làm tăng huyết áp, do đó, những bệnh nhân bị tăng huyết áp không nên dùng loại thuốc này. Diclofenac còn có thể khiến dạ dày chảy máu sau điều trị.

Trong trường hợp người bệnh dị ứng nặng với các loại thuốc điều trị gút (tình trạng này hiếm gặp), người bệnh có nguy cơ tử vong. Trong bất kỳ trường hợp nào mà bạn phát hiện các tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc do bác sỹ kê, hãy hỏi ngay bác sỹ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Chế độ ăn uống sai lầm dẫn đến bệnh gout

Bệnh gout là bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở các quý ông thành đạt , quý ông thích la cà ở bàn nhậu và ít về nhà ăn cơm. Vậy nên một chế độ dinh dưỡng không phù hợp đã khiến bệnh nhân gút ngày càng gia tăng.

Bệnh gout là bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở các quý ông thành đạt, quý ông thích la cà ở bàn nhậu và ít về nhà ăn cơm. Vậy nên một chế độ dinh dưỡng không phù hợp đã khiến bệnh nhân gút ngày càng gia tăng.

Bệnh gút đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin ở người, làm tăng tổng hợp acid uric và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài, gây tăng acid uric trong máu.

Người bị bệnh gút có biểu hiện đầu tiên là đau ở ngón (ngón cái), xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai. Khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được.

Chế độ ăn uống sai lầm dẫn đến bệnh gout
Chế độ ăn uống sai lầm dẫn đến bệnh gout

Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh.

Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dà gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ...

Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric , vậy nên những người ăn nhiều thức ăn giàu purin sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gút, làm nhanh tái phát các cơn gút, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành gút mạn tính.

Những bệnh nhân bị béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu dễ bị gút và ngược lại bệnh nhân gút rất dễ bị mắc 4 bệnh trên.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mắc bệnh gút là do chế độ ăn uống sai lầm: uống quá nhiều rượu bia góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn gút cấp, gây sỏi thận.

Ăn nhiều phủ tạng động vật, thực phẩm có chứa nhiều protit, các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, giá, dọc mùng… Những thực phẩm này sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày.

Người bị bệnh gút cũng phải dùng thuốc điều trị vì chế độ ăn uống không thể thay thế được thuốc điều trị.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống lại trở nên quan trọng và cần thiết khi người bệnh bị dị ứng với thuốc điều trị. Và một chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện rất nhiều trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh.

Những thực phẩm người bệnh cần dùng là: ăn các thực phẩm rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho, các loại ngũ cốc… Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá sakê.

Ngoài ra, bệnh nhân gút cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học. Tránh làm những việc nặng, gắng sức; tránh bị lạnh đột ngột; tránh bị stress.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Chẩn đoán bệnh gout

Bệnh gút, dân gian còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào

Chẩn đoán bệnh gout
Chẩn đoán bệnh gout

Bệnh gút, dân gian còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng tại các mô, khớp, thận, gây nên các triệu chứng của bệnh gút trên lâm sàng.

Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là ở những người béo, ưa uống rượu, ăn chế độ nhiều đạm.

Thường nghĩ tới bệnh này khi người bệnh đột ngột thấy đau nhức khớp, thường gặp ở các khớp bàn cổ chân, ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái. Đau nhức dữ dội thường xảy ra vào ban đêm làm bệnh nhân mất ngủ. Các khớp thường có biểu hiện sưng, sờ vào vùng da nóng, đặc biệt vùng da tổn thương hồng đỏ biểu hiện tình trạng viêm. Bệnh nhân có thể có sốt. Các yếu tố trên dễ làm bệnh nhân và ngay cả một số thầy thuốc lầm tưởng sang bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn nên điều trị sai, thường là dùng kháng sinh. Tuy nhiên khác với viêm khớp nhiễm khuẩn cũng như các bệnh khớp viêm khác, cơn gút cấp như trên có thể tự hết trong vòng vài ngày (thường tối đa 7 ngày) và hay nhạy cảm với colchicin: bệnh nhân sẽ giảm các triệu chứng đau trong vòng 24-48 giờ sau khi dùng thuốc này. Vì vậy điều trị thử bằng thuốc colchicin trong các trường hợp nghi ngờ được coi là một biện pháp để chẩn đoán bệnh gút

Về các xét nghiệm chẩn đoán bệnh gút, hiện đang tồn tại một quan niệm sai lầm ở một số người là cứ tăng acid uric trong máu thì bị gút. Thực ra nồng độ acid uric máu có thể tăng trong một số bệnh như suy thận, bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu kéo dài, ung thư... Thậm chí sau một bữa ăn uống nhiều rượu thịt, hôm sau làm xét nghiệm acid uric có thể tăng. Những trường hợp tăng acid uric như vậy mà không có biểu hiện đau khớp chỉ được gọi là tình trạng tăng acid uric máu chứ không phải bệnh gút. Ngược lại cũng có những bệnh nhân gút điển hình mà không tăng acid uric máu. Do vậy lưu ý chẩn đoán bệnh gút dựa chủ yếu vào khám, hỏi bệnh và điều trị thử bằng colchicin khi cần thiết

Ban đầu bệnh gút cấp như trên xảy ra ở một vài khớp riêng lẻ, từng đợt lặp đi lặp lại. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng thì sau vài năm bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính. Lúc này các biểu hiện lâm sàng, sinh hóa, Xquang là biểu hiện của sự tích lũy tinh thể urat. Tại khớp gây viêm nhiều khớp mạn tính kèm hủy xương gây biến dạng khớp, có thể cả ở các khớp khác như ở bàn tay, khuỷu tay. Tại thận: gây bệnh thận do gút, tạo sỏi thận (sỏi urat không cản quang). Tại mô liên kết tạo thành hạt tophi nổi ở dưới da. Hạt tophi có đặc điểm mềm hoặc chắc, không đau, trên phủ một lớp da mỏng, có thể nhìn thấy màu trắng nhạt, vị trí thường gặp ở vành tai, mỏm khuỷu, cạnh khớp tổn thương... Hạt này có thể bị vỡ chảy rò ra chất nhão màu trắng như phấn, đem xét nghiệm chính là tinh thể urat. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán bệnh gút mạn tính.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout


Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout: (theo Bennett- Wood . 1968. Mỹ)
  • Hoặc tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp hay trong các u cục (Tophi).
  • Hoặc tối thiểu có từ 2 tiêu chuẩn sau đây trở lên:
  • Trong tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất ban đầu đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng hai tuần.
  • Trong tiền sử hoặc hiện tại khớp bàn ngón chân cái với tính chất như mô tả trên.
  • Tìm thấy u cục ( Tophi ).
  • Tác dụng điều trị kết quả nhanh chóng ( trong vòng 48 giờ ) của colchicine trong tiền sử hoặc hiện tại.
  • Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn (a) hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn (b)

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp do gout cấp (Wallace, Robinson năm 1997):
  • Có các tinh thể urat trong dịch khớp.
  • Trong hạt tophi có chứa tinh thể urat phát hiện bằng phản ứng hóa học, hoặc soi bằng kính hiển vi phân cực.
  • Có 6 trong số 12 dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm hoặc xquang sau:
  • Có trên 1 đợt viêm khớp cấp tính.
  • Viêm đạt đến mức tối đa trong vòng một ngày.
  • Viêm 1 khớp.
  • Khớp đỏ.
  • Đau hoặc sưng đốt bàn –ngón một bàn chân.
  • Tổn thương viêm ở đốt bàn-ngón chân một bên.
  • Tổn thương viêm khớp cổ bàn chân một bên.
  • Có hạt tophi.
  • Tăng acid uric.
  • Sưng khớp không đối xứng ( chụp xquang ).
  • Có những kén dưới vỏ xương, không có khuyết xương (Xquang).
  • Nuôi cấy vi khuẩn dịch khớp có kết quả âm tính trong đợt viêm khớp.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Cải bẹ xanh chữa bệnh gout

Từ xưa đến nay cải bẹ xanh là loại rau rất phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Thế nhưng không mấy ai biết được những tác dụng chữa bệnh thần kỳ từ loại rau này.

Cải bẹ xanh chữa bệnh gout
Cải bẹ xanh chữa bệnh gout

Cải bẹ xanh có vị cay, đăng đắng (thường được gọi là cải đắng), lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối. Cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách.

Theo Đông y cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí... Trong cải bẹ xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin...
Cải bẹ xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật. Dưới đây là một số công dụng từ lá cải bẹ xanh:

Với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, giàu chất chống oxy hóa và axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn. Vì vậy mỗi ngày dùng từ 200 - 300 gr rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn sẽ giữ được sự tươi trẻ. Ngoài ra, cải bẹ xanh còn dùng để chữa "phạm phòng" cho quý ông.

Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản.

Nam giới ở độ tuổi trưởng thành dễ mắc phải bệnh gout, tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh này càng nhiều hơn (trên 65 tuổi). Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh.

Các bà nội trợ có thể lưu ý cách chế biến sau: dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Nguyên nhân của các chứng đau khớp

Theo y học hiện đại, có thể do các bệnh sau gây nên:

Viêm khớp dạng thấp: Thường không biểu hiện đầy đủ các triệu chứng điển hình như người trẻ, chỉ hay gặp cứng khớp vào buổi sáng, đau di chuyển các khớp, nữ bị nhiều hơn nam.

Nguyên nhân của các chứng đau khớp
Nguyên nhân của các chứng đau khớp

Gout: Bệnh ngày càng gặp nhiều ở người cao tuổi. Biểu hiện là sưng - nóng - đỏ khớp, nhất là ở mắt cá chân và ngón chân cái. Bệnh sinh ra do sự ứ đọng acid uric trong cơ thể, lắng đọng vào khớp gây nên. Bình thường, chất đạm động vật sau khi ăn vào sẽ được chuyển hóa thành nhiều sản phẩm khác, trong đó có acid uric, rồi thải ra ngoài qua thận. Khi thận bị suy yếu hoặc lượng đạm ăn vào quá nhiều làm thận không đào thải kịp, acid uric ứ lại trong cơ thể và gây ra benh gout.

Thoái hóa khớp: Thường do các vi chấn thương tích lũy suốt thời gian dài, cho đến tuổi già mới biểu hiện ra. Nguyên nhân gây các vi chấn thương này có thể do lao động, thói quen sinh hoạt, thể thao. Các khớp thường bị thoái hóa là khớp gối, cột sống thắt lưng. Biểu hiện thường đau khi vận động, lúc nghỉ thì đau giảm đi.

Loãng xương: Thường gây đau âm ỉ, đau mỏi nhiều ở vùng thắt lưng. Loãng xương nặng có thể gây lún xẹp đốt sống, gãy xương...
Một số triệu chứng khác như cảm giác nặng nề, mệt mỏi, đau mơ hồ, thường do các nguyên nhân khác ngoài khớp gây ra như: suy van tĩnh mạch sâu, trầm cảm, suy dinh dưỡng ở người cao tuổi...

Theo y học cổ truyền, đau khớp thường do các nguyên nhân sau:

Do can thận hư: Can chủ cân, thận chủ cốt; Người cao tuổi can thận hư tổn nên gân cốt cũng suy yếu làm đau lưng mỏi gối. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất để phân biệt đau khớp ở người trẻ với người cao tuổi.

Khí huyết hư: Người cao tuổi tỳ suy yếu, ăn uống kém nên khí huyết suy hư. Khí huyết hư nên người hay mệt mỏi, chậm chạp.

Do phong hàn thấp: Cơ thể suy nhược nên các khí phong hàn thấp dễ xâm nhập vào kinh mạch gây bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bệnh gout, bệnh khớp và điều trị bằng đông y

Rất nhiều người cao tuổi thường than phiền bị đau khớp. Các khớp ít khi sưng nóng đỏ như hồi trẻ mà thường đau âm ỉ, nằng nặng, mỏi mệt, ngồi xuống khó đứng dậy. Các vùng khớp hay đau là thắt lưng, khớp gối, khớp vai, cổ gáy.

Bệnh gout, bệnh khớp và điều trị bằng đông y
Bệnh gout, bệnh khớp và điều trị bằng đông y

Vấn đề điều trị các chứng đau khớp ở người cao tuổi bằng y học hiện đại hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, do ở người cao tuổi khả năng chuyển hóa thuốc kém, dễ sinh các tai biến như: loét dạ dày, chảy máu tiêu hóa, suy thận, suy gan, dị ứng thuốc. Do vậy, với người cao tuổi, xu hướng điều trị đau khớp hiện nay là nên dùng các biện pháp điều trị không dùng thuốc mà dùng các thuốc thảo mộc.

Các biện pháp không dùng thuốc


Ăn uống điều độ, giảm cân, giữ cân nặng ở mức hợp lý để giữ cho các khớp không phải chịu một sức nặng quá mức, sẽ có tác dụng làm giảm đau nhiều. Ăn nhiều các sản phẩm từ đậu nành cũng giúp phòng chống loãng xương và tốt cho hệ tim mạch. Ăn ít chất đạm, nhiều chất xơ và rau tươi sẽ làm thuyên giảm bệnh Gout.

Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức giúp cho khí huyết lưu thông sẽ làm thuyên giảm các chứng đau khớp; Nhưng tránh tập quá sức vì có thể gây tổn thương gân cốt.

Nếu đau nhiều, nên kết hợp châm cứu, châm laser, xoa bóp... tại các cơ sở y học cổ truyền.

Biện pháp dùng thuốc

Trong y học cổ truyền, có một bài thuốc rất nổi tiếng để trị các chứng đau nhức khớp ở người cao tuổi, vừa có tác dụng trị đau nhức, làm thông kinh lạc, vừa có tác dụng bổ can thận, bổ khí huyết; Đó là bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh”. Hầu hết các thuốc chữa đau khớp cho người cao tuổi hiện có bán trên thị trường đều có nguồn gốc từ bài thuốc này.

Thành phần

Độc hoạt 12g, Tang ký sinh 24g, Phòng phong 12g, Bạch thược 16g, Đỗ trọng 12g, Phục linh 12g,Tế tân 6g, Xuyên khung 10g, Ngưu tất 12g, Cam thảo 4g, Tần giao 8g, Đương quy 12g, Địa hoàng 16g, Đảng sâm 16g, Quế tâm 4g.

Tác dụng: Trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng can thận, bổ khí huyết.

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Làm sao để chẩn đoán bệnh gout?

Các BS sẽ cho bệnh nhân đi thử nồng độ acide urique trong máu và tùy theo thông số của mỗi loại máy thử mà cho các con số khác nhau, bình thường nhỏ hơn 7mg/dL.Tuy nhiên cơn gút khá đặc biet nên đôi khi có thể chẩn đoán qua hỏi bệnh sử và khám bệnh nhân vì nồng độ acide urique trong máu cao giúp chẩn đoán nhưng không chuyên biệt.

 Làm sao để chẩn đoán bệnh gout?
 Làm sao để chẩn đoán bệnh gout?

Nếu lấy dịch khớp đem soi dưới kình hiển vi để thấy các tinh thể urate hình kim là chắc chắn nhất nhưng ít được làm vì nhiều lí do khác nhau.

Bệnh tiến triển ra sao và có thể chữa khỏi hay không?

Thường thì cơn gout có thể bị đẩy lui bằng các thuốc hiện có và nếu bệnh nhân chịu theo cuộc điều trị và chấp nhận ăn kiêng thì có thể ngăn chặn được bệnh nhưng nên nhớ rằng đây là loại bệnh không thể chữa dứt, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận chế độ ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời.

Nếu không điều trị gút hoặc để cơn gout xảy ra nhiều lần sẽ gây hủy khớp gây tàn phế, lúc đó cần đến các phẫu thuật tái tạo lại khớp. Khoảng 20 % bệnh nhân bị gout bị sỏi thận do chính tinh thể urate lắng tụ gây ra sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây suy chức năng thận, nhiễm trùng tiểu… có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. một số bệnh nhân có các cục ở dưới da như vùng khuỷu, mắt cá .. gọi là cục tophi là do lắng tụ tinh thể urate khi bể ra làm chảy ra 1 chất bột trắng giống như phấn.

Vai trò của nội soi khớp là làm sạch khớp, cắt bớt bao hoạt dịch của khớp khi bị viêm nhiều lần gây dày, hạn chế vận động của khớp. Một khi khớp bị hư hoàn toàn thì có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Ba bước cơ bản để điều trị hiệu quả bệnh gout

Thứ nhất: Chẩn đoán đúng.

Điều này hết sức quan trọng vì benh gout dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như phong thấp, các bệnh về khớp như viêm khớp cấp, viêm khớp dạng thấp,v.v… Để chẩn đoán đúng, cần thông qua các tiêu chí chung của chẩn đoán đó là thông qua khám lâm sàng. thông qua các chỉ số xét nghiệm và sự tương tác với một số loại thuốc tây đặc trị gút đang sử dụng rộng rãi hiện nay như colchicile, vontaren.


Ba bước cơ bản để điều trị hiệu quả bệnh gout
Ba bước cơ bản để điều trị hiệu quả bệnh gout

Thứ 2: Phác đồ điều trị đúng.

 Với mỗi một bệnh nhân họ đều cần khám theo các bước như vọng, văn, vấn, thiết và kê đơn (Chắc chắn là 2 người cùng bị một bệnh nhưng đơn thuốc vẫn có sự khác nhau, hoặc là về lượng nếu như cùng vị, hoặc là về số vị thuốc tương ứng với thời gian mắc bệnh, nguyên nhân sinh bệnh hoặc có bệnh kèm, rồi thì cách dùng trước hoặc sau ăn, liều dùng…). Tóm lại nếu là nguyên lý chung để điều trị hiệu quả đòi hỏi một sự tỷ mỷ tuyệt vời. Vì thế, trước rất nhiều loại thuốc, việc lựa chọn loại nào, tây y hay đông y, hay cả đông tây y kết hợp, cách kết hợp như thế nào,.. thì chỉ với mỗi bệnh nhân mới có thể có phác đồ cụ thể. Tuy nhiên, việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại của y học trong chẩn đoán và điều trị, việc không ngừng tìm kiếm và cập nhật những phát minh mới của nhân loại cũng là vấn đề thường xuyên nhằm đạt hiệu quả cao trong điều trị.

Thứ 3: Sự cộng tác của bệnh nhân.


Sẽ là không có hiệu quả nếu như bệnh nhân không sẵn lòng cộng tác, điều chủ yếu chúng tôi mong muốn bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị: Uống thuốc đúng liệu lượng, đúng thời gian ghi trong phiếu điều trị; ăn uống và tập luyện đúng cách; phản ánh kịp thời cho Bác sỹ theo dõi những vấn đề không bình thường trong quá trình điều trị để có những sử lý kịp thời.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Phương pháp chữa bệnh gút hiệu quả mới nhất

Các phương pháp điều trị gút hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào chống viêm, giảm đau, tăng đào thải, giảm tổng hợp acid uric để hạn chế cơn gút cấp tái phát. Cách chua benh gut này đáp ứng tốt trên những bệnh nhân mới bị bệnh gout hoặc bệnh còn nhẹ, nhưng kém hiệu quả với những người bệnh nặng, có nhiều bệnh kèm theo. 

Phương pháp chữa bệnh gút hiệu quả mới nhất
Phương pháp chữa bệnh gút hiệu quả mới nhất

Triệu chứng:

Căn bệnh này lâu nay được mệnh danh là "bệnh người giàu". Chúng làm tăng acid uric mà sản phẩm cuối cùng là muối urat dạng hòa tan. Trong một số điều kiện, muối urat bị kết tủa thành vi tinh thể hình kim, gây tổn thương tại nhiều cơ quan như thận, tim, mạch máu, tổ chức dưới da… Còn nếu muối urat kết tủa tại khớp thì gây viêm khớp gút cấp, biểu hiện là sưng nóng, đỏ, đau dữ dội ở một khớp, thường gặp nhất là khớp ngón chân cái, cổ chân, đầu gối, cổ tay, khủy tay, ngón tay…

Ở những bệnh nhân bị gút nặng, u cục nổi lên gây phá hủy khớp, biến dạng khớp, làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành...

Phương pháp điều trị:


Là một trong những cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và điều trị chuyên sâu bệnh gút, các giáo sư bác sĩ của Viện Gút Hà Nội nhận thấy 80 - 90% người tăng acid uric sau 10 đến 30 năm vẫn không chuyển thành bệnh gút. Tăng acid uric chỉ là một trong những điều kiện "cần" để urat kết tủa, mấu chốt thuộc về điều kiện "đủ" làm cho urat kết tủa mới gây bệnh gút.

Tuy đây vẫn còn là một bí ẩn, nhưng trong điều trị gút, không phải là không có lời giải cho vấn đề này. Về thuốc chữa bệnh gout sau khi nghiên cứu các bài thuốc thảo dược gia truyền của đồng bào một số dân tộc thiểu số ở miền núi, các bác sĩ Viện Gút Hà Nội phát hiện nhiều bài thuốc hiệu quả đối với các bệnh khớp, trong đó có bệnh mà người dân tộc gọi là "bệnh ăn thịt, uống rượu thì đau". Các bài thuốc này có nhiều vị thuốc chống viêm, giảm đau, thải độc, tăng cường chức năng gan, chức năng thận, lưu thông khí huyết…

Khắc phục những hạn chế trong điều trị gút, đơn vị này đã nghiên cứu, kế thừa và phát triển các bài thuốc trên ứng dụng trong điều trị bệnh gút và các bệnh lý kèm theo. Hơn 8 năm qua, hàng nghìn bệnh nhân gút đã được điều trị hiệu quả bằng phương pháp này. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân gút bị biến chứng nặng đã có sự phục hồi toàn diện.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bệnh gout có di truyền không?

Bệnh gout một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay, liệu bệnh gout có di truyền được không, chúng ta có thể tìm hiểu bài viết dưới đây:

Bệnh gout có di truyền không?
Bệnh gout có di truyền không?

Rất nhiều người có cùng thắc mắc bệnh gút là gì có di truyền không? Để giải đáp thắc mắc trên các bạn có thể tìm hiểu bài viết sau:
Từ xưa, người ta nói Gout là bệnh của nhà giàu, tức là đối với những người ăn nhiều, uống nhiều thiếu kiểm soát… Theo quan điểm đó, chỉ nhà giàu mới mắc bệnh còn nhà nghèo thì không, nhưng thực tế hiện nay bệnh Gout xuất hiện ngay cả những người có chế độ ăn ngèo dinh dưỡng. Vậy nguyên nhân sâu xa của bệnh Gout do đâu ? Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy mối liên quan giữa bệnh Gout và những trục trặc về Gen.

Sự gia tăng nguy cơ đầu tiên của khả năng mắc bệnh gút là mức độ ảnh hưởng từ người thân. Nếu bạn có một người anh em song sinh mắc bệnh gút thì bạn mang một nguy cơ gấp tám lần, trong khi đó cha/ mẹ hoặc con cái bị bệnh gút mang nguy cơ gấp hai lần", tiến sĩ Chang nói về yếu tố di truyền.

Ngoài nguy cơ di truyền, yếu tố môi trường bên ngoài cũng đóng một vai trò đáng kể trong các nguyên nhân gây ra bệnh gút. Các ảnh hưởng của yếu tố môi trường và yếu tố di truyền đối với nguy cơ bệnh gút có sự khác nhau ở nam giới và phụ nữ. Yếu tố di truyền đóng góp một phần ba ở nam giới và một phần năm trong phụ nữ”.
Cho đến nay giới khoa học xác định Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin liên quan đến một số gen, chính vì thế nếu trong nhà có người bị bệnh Gout thì nguy cơ mắc bệnh Gout còn lại đối với người chung huyết thống là rất cao. Giới khoa học đã xác định 5 gen liên quan tới bệnh gout là HGPRT1, 1 gen tại gan Glc6-photphat và 3 gen có trong tinh hoàn PRPPs1,PRPPs2, PRPPs3. Chế độ ăn uống sinh hoạt không phù hợp không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn tạo ra vô số các gốc tự do trong cơ thể, sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào gây biến đổi chúng. Việc xác định gen liên quan tới bệnh Gout không những mở rộng vốn hiểu biết về bệnh gout mà còn góp phần mở ra hướng điều trị mới cho người bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Bệnh gút và chế độ dinh dưỡng cần thiết

Để chữa bệnh gút cần phải có thời gian, có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý đảm bảo chất lượng. Nếu không bệnh sẽ tái phát nặng hơn rất nhiều.

Bệnh gút và chế độ dinh dưỡng cần thiết
Bệnh gút và chế độ dinh dưỡng cần thiết

Đây là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp.

Người bị bệnh gút phải kiêng ăn những thứ sau:


- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như: Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như: Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…

- Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:

+ Đạm động vật: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…

+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…, các chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.

- Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

+ Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

+ Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50 kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày.

Và kiêng các đồ uống:

- Bệnh gout không nên uống rượu, bia. Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như: Rượu, bia, cơm rượu, nếp than…

- Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

- Giảm các đồ uống có tính toan như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút:


- Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

- Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao như Alkaline, Natri bicarbonat giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Vai trò của nước khoáng kiềm đối với bệnh nhân gút

Nước đặc biệt quan trọng đối với sự sống của con người thì nước khoáng kiềm cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng đối với bệnh nhân bị bệnh gout nói chung. 


Vai trò của nước khoáng kiềm đối với bệnh nhân gút
Vai trò của nước khoáng kiềm đối với bệnh nhân gút

Có tới 95% bệnh nhân gút có giảm đào thải Acid Uric qua đường tiết niệu.

Qua xét nghiệm định lượng Acid Uric 24h cho thấy có tới 95% bệnh nhân gút có mức đào thải muối urat thấp hơn 600mg/ ngày thậm chí có trường hợp mức đào thải 24h chỉ đạt đến 300mg/ngày.

Điều kiện tiên quyết trong điều trị gout là tăng cường đào thải muối Urat qua đường tiểu bằng cách tăng cường chức năng thận, tăng cường lượng nước tiểu đào thải trong ngày và kiềm hóa nước tiểu. 

Việc kiềm hóa nước tiểu giúp cơ thể tăng đào thải muối Urat và giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, tăng bào mòn hòa tan điều trị sỏi urat hệ tiết niệu. Qua nhiều nghiên cứu đã chỉ ra với pH 5.0 nước tiểu bão hòa Acid Uric ở nồng độ từ 360-900 µmol/l, ở pH 7.0 nước tiểu bão hòa Acid Uric tới nồng độ 9480 – 12000 µmol/l.

Với bệnh nhân gút và những người đã có tăng Acid Uric trong máu cần uống nhiều nước để đảm bảo đi tiểu nhiều hơn 2 lít/24h và đặc biệt là cần uống nhiều nước khoáng kiềm.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Vì sao bệnh nhân Gút cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt ?

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao thì một số bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp và đặc biệt là bệnh gout có xu hướng phát triển nhanh.  

Một trong những yếu tố làm cho bệnh gout phát triển mạnh đó là chế độ ăn uống vô độ cùng với thói quen lười vận động. Để dự phòng và điều trị bệnh gout thì những bệnh nhân gout và ngay cả những người có nguy cơ cao bị bệnh gout cần điều chỉnh và thực hiện một chế độ ăn uống và vận động hợp lý.

Chế độ ăn của người bị bệnh gút: Về cơ bản chế độ ăn của người bị bệnh gút là hạn chế lượng Purin đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, khi bệnh nhân gút thực hiện chế độ ăn kiêng quá mức sẽ gây thiếu Protein sinh ra các bệnh lý khác nhưng cũng không ăn nhiều quá làm thúc đẩy bệnh gút diễn biến nặng nhanh…. . Ăn ít hoặc không ăn các loại thực phẩm giàu Purin như phủ tạng động vật, thịt có màu đỏ, thịt thú rừng, hải sản. Ưu tiên ăn các loại cá nước ngọt, thịt lợn, thịt gia cầm với tổng lượng khoảng 100g/24h. Ăn nhiều rau xanh sạch. Với chế độ ăn bình thường cơ thể tạo ra khoảng 300mg muối urat , nhưng với chế độ ăn kiêng chỉ tạo ra khoảng 100mg muối urat.

Vì sao bệnh nhân Gút cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt ?
Vì sao bệnh nhân Gút cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt ?

Chế độ uống cho người bị bệnh gút: Không uống rượu bia. Uống nhiều nước đặc biệt là nước khoáng kiềm. 75-80% lượng muối Urat được đào thải qua đường tiết niệu nên hàng ngày bệnh nhân gút cần uống nhiều nước với tiêu chí đi tiểu nhiều hơn 2lit/ 24h. Để phòng ngừa và chữa sỏi Urat ở đường tiết niệu ngoài uống nhiều nước để hòa tan muối urat đã lắng đọng cần uống nước khoáng kiềm. Nước khoáng kiềm làm tằng cường đào thải muối Urat qua đường tiết niệu và giảm lắng đọng hình thành sỏi thận. Ở pH 5.0 nước tiểu bão hòa Acid Uric ở nồng độ 360 -900µmol/l, nhưng ở pH 7.0 độ bão hòa đạt 9480- 12000 µmol/l tức là gấp khoảng 14 lần. Tất cả bệnh nhân gút hay những người có tăng Acid Uric máu cần hiểu và áp dụng việc uống nước khoáng kiềm thường xuyên liên tục cả đời nhằm tăng cường đào thải acid uric khỏi cơ thể cũng như dự phòng và điều trị sỏi urat hệ tiết niệu.

Chế độ sinh hoạt vận động cho người bị bệnh gút: Nhằm tránh thoái hóa khớp cũng như cứng dính khớp do gút gây nên cần tăng cường vận động nhẹ nhàng. Vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường máu lưu thông làm giảm sự lắng đọng muối tại khớp, tổ chức cạnh khớp, làm tan muối đã lắng đọng tại khớp và cục Tophi. Không đi dày chật, không để lạnh chân, không vận động nặng, bất động khớp khi có viêm cấp… Urat rất dễ bị đóng cặn ở nhiệt độ dưới 37C. Nếu nhiệt độ là 32C ( nhiệt độ của khớp gối ) urat hòa tan giảm đi 1/3, còn nhiệt độ là 29C thì quá trình hòa tan chỉ còn một nửa. Giới hạn hòa tan của Urat natri khoảng 6.7mg/dl (402µmol/l ) ở nhiệt độ 37C. Như vậy giữ ấm chân tay làm giảm khả năng lắng đọng muối ở khớp, giảm hình thành cục Tophi.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Tây Chữa Trị Gút

Thuốc giảm đau:


 Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Tây Chữa Trị Gút

Tình trạng sử dụng thuốc tây, thuốc giảm đau chữa gút hiện nay diễn ra rất phổ biến. Do tâm lý của người bệnh là muốn khỏi đau nhanh để còn đi làm, sinh hoạt,... Mặc dù thuốc tây, thuốc giảm đau chữa trị gút rất nhanh chóng nhưng tác dụng của nó để lại là rất nguy hiểm.

Các thuốc giảm đau này là con dao 2 lưỡi, ban đầu thì nó giảm đau rất nhanh chóng, rồi chúng ta lạm dụng nó, đến khi xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: tiêu chảy, loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, suy thận,… có thể gây tàn phế tay chân hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Lúc này người bệnh mới chịu dừng việc uống thuốc tây lại.

Thuốc giảm đau được sử dụng nhiều nhất là Colchicine, tôi cũng đồng ý rằng colchicine giảm đau rất nhanh chóng, hiệu quả, nhưng đó là khi các bạn dùng trong trường hợp mới bị đau. Nếu bạn sử dụng nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau trong một thời gian ngắn rồi chuyển sang thuốc đông y (y học cổ truyền) để chữa trị. 

Thuốc làm giảm axit uric trong máu:


Điển hình nhất là thuốc Allopurinol, được xem là thuốc giảm axit uric hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại có hại cho thận, nó bắt thận phải làm việc nhiều, liên tục phải đào thải axit uric ra ngoài, nếu sử dụng nhiều sẽ gây sỏi thận, suy thận. Ngoài ra, nó còn có những tác dụng phụ như: tăng huyết áp, mệt mỏi, buồn nôn…

Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi sử dụng thuốc tây, thuốc giảm đau, thuốc hạ axit uric, nghe theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý dùng quá liều. Tôi khuyên bạn nên tìm các loại sản phẩm về bên đông y để chữa trị, thuốc đông y được bào chế bằng thảo dược tự nhiên hoặc các thảo dược từ thiên nhiên, có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không có một tác dụng phụ không mong muốn nào.

Chúc bạn tìm được GIẢI PHÁP cho mình để chữa trị hiệu quả.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Những biến chứng nguy hiểm khi chữa gout muộn

1. Hạt Topi



Những biến chứng nguy hiểm khi chữa gout muộn



Khi mà bạn đã chuyển sang giai đoạn gout mãn tính, lúc đó các hạt tophi sẽ xuất hiện ở dưới da. Ban đầu nó chưa có triệu chứng nào, mà chỉ làm mất thẩm mỹ. Nếu bạn không có chế độ điều trị hợp lý, nó sẽ tiến triển và sẽ gây đau liên tục, kèm theo những biến chứng khác.

2. Tổn thương xương khớp:


Axit uric dư thừa sẽ lắng đọng tại các khớp, nó sẽ gây ra viêm, loãng xương, các khớp bị phá hủy gây biến dạng khớp, dần dần sẽ hủy hoại khớp, có thể dẫn đến tàn phế.

3. Ảnh hưởng đến thận:


Lượng axit uric dư thừa trong cơ thể sẽ biến thành muối urat, lắng đọng lại ở trong thận. Lâu ngày dẫn tới sỏi thận, làm ảnh hưởng đến chức năng của lọc của thận. Nếu như sỏi này nó càng ngày càng lớn, không ra ngoài được thì nó làm cho cơ thể ảnh hưởng quá trình lưu thong nước thải, nước lọc từ baoman đi vào thận.

Nó có thể gây ra dãn thận hoặc viêm thận ngược dòng. Nặng hơn nữa, làm tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... ảnh hưởng tính mạng người bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Uống Nước Giúp Cải Thiện Gút

Người bệnh Gút uống nhiều nước trong ngày (khoảng 2-3 lít/ngày) sẽ có tác dụng:

- Tăng cường thải Axit Uric qua đường tiết niệu

- Hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.

Gan và thận là 2 cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh gút. Thận có vai trò đào thải Axit Uric. Gan có vai trò cân bằng lại chuyển hóa đạm, đường mỡ và cân bằng lại việc tạo ra Axit Uric. Hoạt động của gan lại chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần. Vì vậy bệnh nhân gút cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya.

Uống Nước Giúp Cải Thiện Gút
Uống Nước Giúp Cải Thiện Gút

Bạn nên uống nước khoáng có độ kiềm cao sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, có hai trường hợp không được uống nhiều nước là:

- Không uống nhiều nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

- Không uống nhiều nước trước bữa ăn nửa giờ và sau khi ăn no, sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, ảnh hưởng cảm giác thèm ăn và chức năng tiêu hóa.

Thời gian uống nước tốt nhất:

Uống vào giữa 2 bữa ăn, buổi tối hoặc sáng sớm, khoảng 45 phút sau bữa tối và 45 phút trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy 10 phút và 30 phút trước bữa sáng.

Chủ động uống nước:

Nhiều người có thói quen là khát nước mới chịu uống nước, bệnh nhân Gút cần phải chủ động uống nước (khoảng 2-3 lít/ngày). Vì khi khát nước, cơ thể đã rơi vào trạng thiếu nước, lúc này mới uống thì hiệu quả rất thấp khi đào thảo Axit Uric ra ngoài cơ thể.

Khi có đợt viêm khớp cấp tính, trước hết nên uống nhiều nước và ăn loãng, sẽ giúp ngăn ngừa bệnh và giảm những cơn đau.

Chú ý:

Tuy nước uống không có độc tính nhưng trong mức độ nào đó cũng không nên uống nhiều. Vì điều đó có thể gây bội nhiễm chức năng tim, suy thận, có dấu hiệu phù thũng. Vì vậy, bất kỳ phương pháp nào dùng để trị bệnh cũng nên chú ý hoặc tiến hành theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Gút Tấn Công Phụ Nữ

Bệnh Gút chủ yếu gặp ở nam giới, khoảng 90% nên người ta quên đi 10% còn lại xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, người ta bỏ quên số 10% còn lại, dẫn đến nhiều chị em phụ nữ bị bệnh Gút nặng.

Các chị em phụ nữ nghĩ rằng bệnh này của nam giới nên không cần quan tâm. Có nhiều trường hợp nữ giới bị Gút nhưng nghĩ rằng chỉ là đau khớp thông thường rồi chỉ uống thuốc giảm đau, coi như vậy là xong. Nhưng các chị không biết rằng bệnh đang âm thầm tiến triển. Mãi đến khi bị Gút mãn tính, các chị cảm thấy đau đớn ở khớp rồi mới đi khám bác sĩ thì mới biết mình bị Gút.

Gút Tấn Công Phụ Nữ
Nhiều chị em phụ nữ thiếu hiểu biết về bệnh


Trên bàn nhậu, không chỉ có các anh, các chị cũng máu như các anh, cũng nâng ly, cạn chén hết mình. Cho nên quý bà cũng có thể bị Gút như quý ông

Ngoài thói quen sinh hoạt và ăn uống thì nội tiết tố estrogen cũng giữ một vai trò trong việc kiểm soát Axit Uric máu. Nhờ đó khiến các chị nữ trẻ tuổi “miễn dịch” với Gút. Khi bước sang tuổi mãn kinh, mức estrogen giảm nhanh và phụ nữ phải đối diện với nguy cơ gút cao như nam giới. Như vậy, phụ nữ độ tuổi mãn kinh và những người có nồng độ hormon estrogen thấp nên chú ý nguy cơ bị Gút. Khoảng 60 tuổi, số lượng các trường hợp bệnh Gút ở phụ nữ và nam giới cân bằng nhau; sau 80 tuổi, phụ nữ mắc Gút nhiều hơn nam giới.

Các chị em phụ nữ nên tìm hiểu nhiều hơn về bệnh Gút để kiêng khem, ngăn ngừa trong việc điều trị bệnh. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn hoa quả chua, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội