Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Ăn kiêng cũng mắc gút

Acid uric là sản phẩm từ chu trình thoái biến chất đạm có gốc purin nhưng cũng không vô cớ bỗng tăng cao trong máu rồi sau đó đóng tinh thể trong khớp, sinh bệnh gút. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu là đầu vào quá nhiều như từ rượu, bia, thịt mỡ, hải sản… mà cơ thể không kịp thải hết hoặc/và vì đầu ra bị hạn chế (như gan thận yếu, lạm dụng sinh tố C và aspirin…) khiến acid uric được thải quá ít qua nước tiểu khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.

Hậu quả là khớp bị viêm do tinh thể urate kết tụ trong khớp khiến nạn nhân bất ngờ bị cơn đau hơn dao cắt ngang khớp, thường ở ngón tay cái, ngón chân cái. Nguyên lý đơn giản là vậy nhưng trên thực tế nguyên nhân khiến đầu vào và đầu ra bị sai lệch làm nồng độ acid uric máu tăng cao ở Việt Nam lại rất đa dạng.

Bằng chứng là kết quả thống kê thực hiện ở TPHCM với 200 nhân viên ngành ngân hàng trong độ tuổi 25-40 cho thấy không dưới 60%, nam cũng như nữ, có lượng acid uric trong máu cao hơn định mức bình thường.
kiến thức bệnh gout


Điều đáng nói là, 3/4 trong số đó không có dấu hiệu đau khớp mà thường chỉ dị ứng hoặc thường gặp hơn nữa là tình trạng mệt mỏi triền miên. Đáng nói nữa là phân nửa trong số đó cho biết họ không hề dùng bia rượu. Thậm chí, không ít trong số họ thậm chí ăn chay nhiều ngày trong tháng.

Nhiều trường hợp nhịn tiểu suốt ngày khiến acid uric có cơ hội tích lũy trên đường tiểu vì không thải ra ngoài nên phải lắng xuống. Một số bệnh nhân lạm dụng các thuốc giúp kết tủa acid uric trong khớp cũng như trong đường tiết niệu (như sinh tố C, aspirin…), do thói quen hễ mệt, hễ cảm thì uống thuốc.

Đáng nói nhất là một số bệnh nhân thường ngày rất chăm chỉ kiêng khem các thực phẩm giàu đạm như thịt mỡ, hải sản, rượu bia nhưng lại quá thường dùng món ăn làm tăng acid uric thậm chí còn hơn cả rượu, thịt, chẳng hạn như canh chua bạc hà mà không hề biết.

Nhiều bệnh nhân thiếu máu mà không biết, chẳng hạn vì bệnh sốt rét, vì rong kinh, vì lạm dụng thuốc có phản ứng phụ phá huyết như thuốc cảm, thuốc thấp khớp, kháng viêm…

Một nguyên nhân thường gặp khác là chuyển đổi chế độ dinh dưỡng đột ngột từ thói quen dùng nhiều rượu, thịt sang hình thức chay khiến cơ thể bị mất cân bằng, phải tiêu thụ một lượng purin của cơ thể để bù đắp, hậu quả là sinh ra lượng acid uric lớn trong thời gian ngắn.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét