Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Những khó khăn khi điều trị gút cho người cao tuổi

Thống kê cho thấy, gút chiếm tỷ lệ 2-4% trong tổng số các bệnh về khớp. Hiện nay, việc điều trị gút ở người cao tuổi gặp phải nhiều khó khăn do họ thường có các bệnh lý mắc kèm và khả năng đáp ứng thuốc không còn được tốt.

Điều trị bệnh gút ở người cao tuổi gặp khó khăn gì?

Gút (thống phong) là kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat ở khớp do nồng độ axit uric máu tăng cao và kéo dài. Bệnh gút thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên và cao tuổi do có rối loạn chuyển hóa purin, làm tăng cao nồng độ axit uric trong máu – nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cơn gút cấp. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường mắc các bệnh khác như: bệnh tim mạch, thận, đái tháo đường,… dẫn tới nguy cơ bị tổn thương mạch máu, việc lưu thông máu gặp khó khăn và khả năng bài tiết axit uric của thận cũng giảm theo. Đồng thời, trong quá trình điều trị các bệnh khác, người cao tuổi phải dùng nhiều thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc corticoid,… có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng lên và dẫn tới gút.
Hình minh họa. internet

Điều trị bệnh gút ở người cao tuổi cần các biện pháp an toàn.

Người cao tuổi cần nghĩ ngay tới bệnh gút khi có các biểu hiện như: đột ngột thấy đau nhức khớp (đặc biệt là khớp ngón chân cái) vào ban đêm; sưng, nóng, đỏ tại khớp và có thể bị sốt nhẹ. Nếu không có chế độ dự phòng, điều trị đúng cách, việc những đợt viêm cấp xuất hiện liên tục là điều khó tránh khỏi và bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong điều trị và đối mặt với nguy cơ biến chứng. Trong đó, suy thận được coi là biến chứng nguy hiểm nhất, đe dọa tính mạng người bệnh.

Quá trình điều trị gút cho bệnh nhân cao tuổi thường bị kéo dài do gặp phải nhiều khó khăn, bởi vì biểu hiện của gút cũng tương tự các bệnh khớp thường gặp khác ở độ tuổi này như: viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,… nên dễ chẩn đoán nhầm. Trong quá trình điều trị gút, các thuốc thường dùng là colchicin, thuốc giảm sản xuất axit uric (allopurinol), thuốc giảm đau chống viêm không steroid... lại tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ như tiêu chảy, dị ứng, sỏi thận,… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người cao tuổi. Bên cạnh đó, quá trình lão hóa khiến hệ miễn dịch của người già bị suy giảm nên họ dễ mắc nhiều bệnh cùng lúc. Việc song song dùng nhiều loại thuốc khác nhau có nguy cơ gây tương tác thuốc, hiệu quả điều trị gút giảm đi đáng kể.

Điều trị bệnh gút bằng sản phẩm thảo dược

Trước thực tế đó, hiện nay, việc điều trị gút ở người cao tuổi sao cho hiệu quả mà đảm bảo an toàn đối với sức khỏe luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Sự ra đời của các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ đã phần nào giảm bớt những khó khăn trong quá trình điều trị và đem lại kết quả khả quan. Tiêu biểu cho xu hướng này và được chứng minh qua nghiên cứu khoa học là thực phẩm chứa nhiều dược liệu như: ba kích, thổ phục linh, hoàng bá,… nên giúp đào thải axit uric hiệu quả, chống viêm, giảm sưng, giảm đau, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị gút lâu dài.
Người mắc bệnh gút nên ăn nhiều rau xanh.

Kiểm soát và điều trị gút hiệu quả bền vững là mong muốn của hầu hết bệnh nhân gút cao tuổi. Để đạt được mục tiêu trên, người cao tuổi cần phát hiện bệnh sớm kết hợp với chỉ dẫn của thầy thuốc.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét