Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Axit uric cao nguy cơ bệnh gút rình rập

Bệnh gút là một căn bệnh xương khớp thường gặp ở nam giới tuổi đồi từ 30 – 50 và do lối sống và thói quen hiện nay mà ngày càng có nhiều người mắc căn bệnh này. Nguyên nhân của bệnh gút chính là do hàm lượng axit uric cao, dẫn đến sự kết tinh của các tinh thể muối urat gây ra.

Axit uric cao chính là yếu tố quyết định đến bệnh gút

Chỉ số axit uric cao hay không chính là một trong những yếu tố để đánh giá và chuẩn đoán bệnh nhân có mắc bệnh gút hay không và mức độ nặng nhẹ của căn bệnh này.

Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin là chất có chữa trong nhiều loại thực phẩm như nội tạng động vật, các loại cá biển, đậu Hà Lan, các loại rượu bia…

Thông thường axit uric được đào thảo ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu nhưng trong một số trường hợp mà thận không thể đào thải hết lượng axit uric, do chúng ta ăn quá nhiều thức ăn chứa purin hay uống nhiều rượu bia, hoặc cũng có thể do suy giảm chức năng của thận khiến quá trình đào thải axit uric không triệt để gây nên tình trạng axit uric cao.

axit-uric-cao-la-nguyen-nhan-chinh-gay-ra-benh-gut
Hình minh họa
Nồng độ axit uric trong máu tăng cao chưa phải là bệnh gút. Giai đoạn này thường được gọi là tăng axit uric huyết. Chỉ đến khi sự lắng đọng các tinh thể urat diễn ra ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gút cấp. Khi đó, axit uric cao ở trong máu đã tiến triển thành bệnh gút.

Khi bắt đầu có tình trạng axit uric cao thì chúng ta nên cẩn thận và có các biện pháp phòng tránh bệnh gút ngay lập tức, để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh khó chịu này. Bằng cách thường xuyên kiểm tra hàm lượng axit uric trong máu, thường từ 2 -3 tháng/ lần.
Chỉ số axit uric và sức khỏe bệnh nhân gút

Việc thường xuyên kiểm tra chỉ số axit uric là điều cần thiết phải làm đối với những bệnh nhân gút, công việc này giúp xác định mức độ ảnh hưởng của bệnh gút với sức khỏe của người bệnh.

Chỉ số axit uric phải là một con số chính xác, bởi vì mỗi mức chỉ số axit uric mô tả một mức độ tình trạng bệnh của bệnh nhân gút ở cấp độ nguy hiểm khác nhau. Tuy nhiên mỗi cơ sở khám chữa bệnh đều dùng những loại máy của riêng mình và cho kết quả ở những đơn vị đo lường khác nhau khiến cho các bệnh nhân khó hiểu trong quá trình theo dõi tiến triển của bệnh. Chính vì thế người bị bệnh gút nên chọn cho mình những cơ sở y tế uy tín để được chuẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất.

Chỉ số axit uric tốt nhất là ở mức dưới 6mg/dl để tránh những diễn biến theo chiều hướng xấu của bệnh gút bằng cách trong quá trình điều trị, ngoài dùng thuốc theo chỉ định, bệnh nhân gút cần chú ý cả việc ăn kiêng và tăng cường chức năng của thận để duy trì lượng axit uric trong ngưỡng cho phép. Đây là yếu tố quyết định trong điều trị bệnh gút.

Việc tăng cường chức năng thải độc của thận bằng các thảo dược đang được rất nhiều bệnh nhân áp dụng vì hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng lâu dài của các sản phẩm thảo dược này.

Ngoài ra, để góp phần hỗ trợ tính cực trong quá trình kiểm soát diễn biến của bệnh gút, người bệnh cần chú ý tăng cường vận động, giảm cân nếu có hiện tượng thừa cân, tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột… 
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét