Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Phương pháp và nguyên tắc điều trị bệnh gút (gout)

Bệnh gút (hay còn gọi là thống phong) là bệnh do rối loạn chuyển hóa các chất chứa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng axit uric máu. Khi axit uric bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào, sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat ở các mô. 

Tùy theo vi tinh thể urat bị tích lũy ở mô nào mà bệnh biểu hiện bởi một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng như viêm khớp cấp hoặc mãn tính, xuất hiện hạt tophi ở mô mềm, bệnh thận do gút và sỏi tiết niệu… nhiều câu hỏi đặt ra hiện nay là cách điều trị bệnh gút như thế nào là hiệu quả nhất, để có cái nhìn đúng đắn hơn ta hãy cùng theo dõi bài viết này!

Hiện nay, chưa có một phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh gút mà chỉ có thể điều trị các cơn gút cấp tính, dự phòng cơn gút tái phát và điều trị dự phòng các biến chứng do gút gây ra ở những bệnh nhân bị gút mãn tính.
phương pháp điều trị gout
Hình minh họa. internet
Hiện nay chưa có một phương pháp nào điều trị bệnh gút hoàn toàn.
1. Nguyên tắc điều trị bệnh gút (bệnh gout)

- Chống viêm khớp khi có cơn gút cấp (hoặc đợt cấp của gút mãn tính): thường dùng các thuốc chống viêm.

- Phòng cơn gút cấp tái phát, tránh chuyển thành mãn tính nếu ở giai đoạn đầu. Nếu ở giai đoạn mãn, điều trị các tổn thương ở giai đoạn này (hạt tophi, tổn thương khớp và thận do gút mãn tính): chế độ ăn uống, thuốc hạ axit uric nếu cần. Kiềm hóa nước tiểu nhằm tránh tạo sỏi thận. Ngoài ra cần lưu ý đến các vấn đề gây nên do hạt tophi, tổn thương khớp và thận ở giai đoạn gút mãn tính.

- Phòng cơn gút cấp tái phát: chế độ ăn uống, thuốc axit uric máu nếu cần. Kiềm hóa nước tiểu nhằm tránh tạo sỏi thận. Ngoài ra cần lưu ý đến các vấn đề gây nên do hạt tophi, tổn thương khớp và thận ở giai đoạn gút mãn tính. 

2. Điều trị cơn gút (gout) cấp tính

Thuốc điều trị các cơn gút cấp thường dùng là colchicine. Ngoài ra tùy từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, cũng như tùy từng thể trạng của bệnh nhân và các bệnh lý đi kèm như bệnh thận, bệnh đau dạ dày tá tràng mà có thể dùng thêm hoặc thay thế bằng thuốc chống viêm không steroid, thuốc corticoid.

- Colchicine là một trong những thuốc đầu tay trong điều trị cơn gút cấp tính. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh trong vòng 48h. Tuy nhiên thường gây cho bệnh nhân những cảm giác buồn nôn, tiêu chảy. Vì vậy, khi dùng thuốc thường phải dùng kèm với thuốc giảm nhu động kết hợp để điều trị bệnh gút hiệu quả.

Ngoài tác dụng chống viêm, colchicine còn được coi là một cách kiểm tra quan trọng giúp chẩn đoán gút mặc dù colchicine không làm thay đổi được nồng độ axit uric máu.

- Thuốc chống viêm không steroid là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong cơn gút cấp tính, song tác dụng phụ nhiều và trầm trọng (nhất là đối với tiêu hóa, thận…), do đó khi sử dụng phải rất lưu ý tới các chống chỉ định của nhóm thuốc. Nhóm thuốc này thường được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với colchicine, hoặc dùng kết hợp với colchicine trong trường hợp bệnh nhân có ngưỡng đau quá cao.

- Nhóm thuốc corticoid: trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn gút cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp. Nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng để điều trị bệnh gút. 

3. Điều trị dự phòng cơn gút (gout) cấp tái phát

Mục tiêu điều trị dự phòng cơn gút cấp là giảm axit uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức từ đó hạn chế được các cơn gút tái phát và ngăn ngừa hình thành gout mãn tính.

- Áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp: kiêng thức ăn chứa nhiều purin (thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật, hải sản…), kiêng uống rượu bia, tránh thức uống như trà, cà phê. Tránh lao động quá mức, tránh các yếu tố khởi phát cơn gút như chấn thương…

- Giảm cân để trọng lượng cơ thể đạt ở mức sinh lý.

- Cố gắng từ bỏ mọi thuốc có thể làm tăng axit uric máu: thuốc lợi tiểu…

- Khi cần phải phẫu thuật hoặc mắc một bệnh toàn thân nào đó, phải chú ý theo dõi chỉ số axit uric máu để điều chỉnh kịp thời.

- Tránh sỏi thận:

+ Kiềm hóa nước tiểu: sử dụng các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm natri bicarbonate 1,4%: (uống khoảng 250 – 500 ml mỗi ngày, chia 4 lần trong ngày).

+ Tăng lượng nước tiểu: uống đủ nước (nếu không có chống chỉ định) nhằm mục đích khống chế lượng axit uric niệu không vượt quá 400 mg/l mỗi ngày (mỗi ngày khoảng 2 lít nước tiểu). 

4. Điều trị gút (gout) mãn tính

Mục tiêu điều trị bệnh gút, đặc biệt gút mãn tính là hạ axit uric máu để tránh biến chứng suy thận mãn. Thường sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicine tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.

Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,... tiên lượng của bệnh gút tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷ tay khó mặc áo,...).


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét