Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Làm thế nào để bệnh gút không trở nên nặng hơn?

Bệnh gút hay còn gọi là thống phong là một căn bệnh đang phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh thường gây nên những biến chứng nguy hiểm và gây đau đớn cho người bệnh. Chính vì vậy để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này bạn có thể làm theo những hướng dẫn mà lương y Nguyễn Thị Hường giới thiệu dưới đây .

Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh gout ngày càng cao do không có kiến thức về bệnh.

Một số điều cần biết về bệnh gout

Phần lớn các trường hợp bệnh nhân đi khám đều đã ở giai đoạn nặng với nhiều biến chứng viêm nhiều khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, có nhiều u cục ở sụn vành tai, ở phần mềm cạnh khớp, suy thận, rối loạn lipit máu, tiểu đường, cao huyết áp, mạch vành.

Trong các bệnh lý về khớp thường gặp, gout đứng thứ ba sau thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp. Trên 90% bệnh nhân gout là nam giới tuổi từ 30-60 có liên quan đến uống quá nhiều rượu bia, ăn nhiều đạm, hải sản, phủ tạng động vật...

Trước đây bệnh gout thường bị chẩn chung là viêm khớp cấp hoặc chẩn đoán nhầm lẫn với nhiều loại viêm khớp khác. Lý do là gout có nhiều triệu chứng giống các bệnh khớp khác như đau nhức, sưng, nóng, đỏ, căng bó các khớp.

Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh gout

Triệu chứng ban đầu của bệnh gout.

Nguyên nhân gây bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa purine làm tăng lượng acid uric trong máu. Lượng acid uric càng cao thì nguy cơ mắc bệnh gout càng lớn. Tăng acid uric máu đơn thuần thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, có thể kéo dài 20-40 năm mà không có biểu hiện gì trên lâm sàng.

Khoảng 10% phát triển thành bệnh gout với các biểu hiện chính là những đợt viêm cấp ở một khớp, nhất là khớp bàn ngón chân cái, khớp bàn ngón chân thứ hai, bàn chân, gối. Cơn đau xảy ra đột ngột thường vào nửa đêm về sáng, sưng, nóng, tấy đỏ... rồi giảm nhanh vài ngày sau đó mặc dù không điều trị gì.

Khoảng cách giữa cơn đau đầu tiên với cơn đau thứ hai có thể từ vài tháng đến vài năm, thậm chí 10 năm. Càng về sau khoảng cách này ngắn lại. Thông thường lúc đầu bệnh gout có thể được hạn chế và đáp ứng tốt với các thuốc kháng viêm, giảm đau, bệnh nhân tưởng đã khỏi hoặc mình không mắc gout.

Tuy nhiên sau đó bệnh lại tái phát viêm đau các khớp càng nhiều và kéo dài, không tự khỏi, không thành các cơn điển hình, biểu hiện ở nhiều khớp đối xứng.

Bệnh chuyển sang mạn tính với nhiều biến chứng nặng nề, nhất là biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, u cục nổi lên ở vành tai, hạn chế vận động khớp, ảnh hưởng tới thận... Dưới lớp da mỏng có thể nhìn thấy cặn trắng.

Dinh dưỡng cân đối, phù hợp giúp phòng tránh và đẩy lùi bệnh gout.

Lưu ý dành cho bệnh nhân gout

Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa, có thể dự phòng sớm được. Đó là duy trì lượng acid uric máu ở mức hợp lý bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, uống, sinh hoạt, không uống rượu bia, hạn chế những thức ăn nhiều đạm(cá trích, cá hồi, cá mòi, trứng vịt lộn), phủ tạng động vật(tim, gan, lá lách, óc, bầu dục...).

Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng. Cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm máu kiểm tra lượng acid uric. Nếu lượng acid uric cao hơn mức bình thường 70 mg/lít thì được xếp vào loại tăng acid uric máu, có nguy cơ mắc bệnh gout rất cao. Với nhứng ai đã mắc gout, tuyệt đối không dùng thuốc corticosteroid vì thuốc sẽ làm cho bệnh nặng thêm, khó điều trị.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét