Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Chế độ ăn uống với người bị bệnh gút


Y học ngày nay đã khẳng định gút là một dạng của bệnh viêm khớp, bệnh chỉ xảy ra khi lượng axit uric trong máu tăng cao dẫn đến đến hình thành và tích lũy các tinh thể hình kim, rất sắc nhọn, đồng thời lúc này tại các khớp có kết tủa sẽ xảy ra những con đau dữ dội, kèm theo sưng nóng đỏ xung quang các khớp đặc biệt là các ngón chân, ngón tay…

Người mắc bệnh gút nếu không điều trị hoặc để gút tái phát nhiều lần sẽ gây hủy khớp dẫn đến tàn phế hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tử vong do bị nhiễm trùng khớp khi các hạt tophi bị vỡ gây nên.

Chế độ ăn uống với người bị bệnh gút

Khoảng 20 % bệnh nhân gút bị sỏi thận do chính tinh thể urat lắng đọng gây ra sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây suy chức năng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu… có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Chính vì vậy, trong vấn đề điều trị bệnh gút, ngoài việc uống thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh phải tuân thủ theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt nhằm hạn chế lượng axit uric trong máu tăng cao góp phần ngăn ngừa những đợt gút cấp tính hoặc làm giảm nhẹ bệnh gút.

Chế đội ăn uống với người bị gút nặng với lượng axit trong máu tăng quá cao thì nên ăn nhiều rau xanh: củ cải, cải bẹ xanh là loại rau kiềm tính giúp đào thải lượng axit dư thừa trong cơ thể.

Nêu chọn những loại rau có tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh lọc axit uric tiêu biểu là rau cần loại rau đặc biệt tốt cho những người bị bệnh gút giai đoạn cấp tính. Rau cần giàu các sinh tốt, khoảng chất và hầu như không chứ purin, có thể nấu canh hằng ngày hoặc ép lấy nước uống.

Một số loại rau rất tốt người bệnh gút nên ăn : cải bắp, cà pháo, cà tím , cải xanh, súp lơ, khoai tây, bí đỏ…đây đều là những loại rau có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm có chứa nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải axit uric qua đường tiết niệu khá tốt.

Chế độ ăn uống với người bị bệnh gút

Ngoài việc ăn nhiều rau xanh thì người mắc bệnh gút nên thường xuyên ăn một số loại trái cây như: dưa hấu, lê hay táo…. vì nó có có công dụng thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin.

Một điều quan trọng nhất là nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Tuy nhiên, không uống nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nên uống 500 – 700 ml sữa mỗi ngày. Theo một số nghiên cứu đã chứng minh rằng uống sữa tách kem hoặc sữa ít chất béo và ăn các sữa chua sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh gút.

Như vậy, chế độ ăn uống không thể thay thế được các thuốc điều trị bệnh gút, nhưng có một vai trò quan trọng trong điều trị, góp phần làm bệnh gút và các bệnh kèm theo dễ kiểm soát hơn, giảm bớt liều thuốc phải dùng, giảm bớt số thuốc phải dùng.

Chế độ ăn uống càng quan trọng hơn khi người bệnh bị dị ứng với các thuốc làm giảm acid uric máu, hoặc vì một lý do nào đó không sử dụng được các thuốc này. Chế độ ăn uống còn là biện pháp chính, không thể thiếu được trong việc phòng ngừa bệnh gút cho các đối tượng có tăng acid uric máu đơn thuần.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét