Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Nguyên nhân gây tăng lượng acid uri

Nguyên nhân gây tăng acid uric máu có thể được phân thành ba loại chức năng: tăng sản xuất acid uric, giảm bài tiết acid uric, và loại hỗn hợp

kiến thức bệnh gout

Nguyên nhân tăng acid uric máu

Tăng sản xuất acid uric:

30% không rõ nguyên nhân
Mô, tổ chức bị phá hủy sau hoá trị, xạ trị trong điều trị ung thư…
Gia tăng chuyển hóa tế bào: bệnh đa hồng cầu, đa u tủy xương, bệnh lơ-xê-mi cấp, u lympho.
Thiếu máu huyết tán: sốt rét, bệnh hồng cấu hình lưỡi liềm, thiếu men G6PD
Thức ăn chứa nhiều purin: hải sản, nội tạng động vật…
Béo phì, nhịn đói

Giảm đào thải acid uric qua thận:

Suy thận
Uống nhiều rượu bia ngay một lúc
Suy tim ứ huyết.
Các thuốc gây giảm thải acid uric qua nước tiểu: Aspirin, thuốc lợi tiểu, Probenecid, Phenylbutazon…

Nguyên nhân hỗn hợp gây tăng acid uric máu: Là vừa có tăng sản xuất, vừa có giảm đào thải acid uric. Bia, rượu, nước ngọt và nhịn đói là những yếu tố vừa làm tăng sản xuất, vừa làm giảm đào thải acid uric qua thận dẫn đến tăng nồng độ acid uric máu.

– Rượu (ethanol) làm tăng sản xuất axit lactic dẫn đến cạnh tranh đào thải với acid uric tại thận. Rượu làm tăng quá trình suy thoái của adenine nucleotide dẫn đến tăng sản xuất acid uric. Rượu cũng làm giảm bài tiết acid uric qua đường thận do gây mất nước nhanh. Còn bia là sản phẩm phụ của quá trình lên men, góp phần bổ sung một nguồn purin làm tăng sản xuất acid uric.

– Chế độ ăn uống có nhiều đường fructose vừa tăng tổng hợp purin, vừa ức chế bài tiết acid uric.

Việc nhịn đói kéo dài buộc cơ thể phải huy động các mô (purin) để biến thành năng lượng cũng tương tự như một chế độ ăn uống giàu purin dẫn đến tăng acid uric máu. Ngoài ra việc nhịn đói cũng làm suy yếu khả năng bài tiết acid uric của thận dẫn đến tăng acid uric.

– Tăng acid uric máu là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến lắng đọng tinh thể muối urate natri tại các khớp và các mô mềm gây bệnh gút với các đợt viêm khớp do tinh thể cấp tính hay mạn tính, mặc dù phần lớn những người tăng acid uric không có triệu chứng.

Tăng acid máu không triệu chứng (Giai đoạn 1 của gout ) cũng là một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh khác.

Tăng acid uric máu là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, tăng huyết áp và có liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuyp 2. Tăng acid uric máu cũng dẫn đến sạn thận, sỏi thận, suy thận…

Khi phát hiện bị tăng acid uric máu bạn cần: Tăng khẩu phần nước uống hàng ngày để dự phòng nguy cơ bị sỏi thận. Tránh uống rượu (do đồ uống có cồn gây ức chế bài tiết tinh thể qua nước tiểu). Khi có tăng nồng độ acid uric bài tiết qua nước tiểu cần sử dụng các thức ăn chứa ít purin. Các nguồn thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: măng tây, các đồ uống có chứa caffein, nấm, rau bina (spinach), men rượu bia và các phủ tạng động vật (Vd: gan và thận)…

Nếu tăng acid uric máu chưa có triệu chứng thì bạn cũng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa có siêu âm khớp tìm dấu hiệu tinh thể muối urate natri lắng đọng trên mặt khớp để chuẩn đoán sớm bệnh gút.



Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0984.079.772
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét